[Bảng giá] hệ thống điện mặt trời kết hợp lưu trữ 1MW/500KWh và thời gian hoàn vốn

Chính sách điện mặt trời theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg đã hết hiệu lực từ cuối tháng 12 năm ngoái và từ đó đến nay đang có một khoảng trống về chính sách cho điện mặt trời..

Nguyên nhân là do điện mặt trời phát triển quá nhanh trong năm 2020 làm cho Việt Nam có 16,5 GW tổng công suất điện mặt trời chiếm tỷ lệ khoảng 25% nguồn điện quốc gia. Trong khi các giải pháp truyền tải và tích trữ năng lượng chưa kịp chuẩn bị vì vậy dường như những người làm chính sách đang chọn giải pháp kiềm chế sự phát triển của điện mặt trời, bằng cách trì hoãn ban hành chính sách mới và dự thảo một cơ chế FiT 3 với giá giảm rất sâu để kiềm hãm sự phát triển điện mặt trời đồng thời hướng đến lắp đặt để phục vụ tiêu thụ điện tại chổ.

Vậy dự thảo Fit 3 như thế nào ?

Với tên gọi là về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà thì chúng ta có thể ngầm hiểu cơ chế này chỉ khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, chứ không khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời mặt đất.

Thực tế có phải như vậy không?

Hãy xem và so sánh giá mua điện mặt trời theo FiT 3 dự thảo và Bảng giá bán điện lẻ của EVN hiện nay :

[Bảng giá] hệ thống điện mặt trời kết hợp lưu trữ 1MW/500KWh và thời gian hoàn vốn

Bảng giá FiT 3 dự thảo chưa được ban hành

 

[Bảng giá] hệ thống điện mặt trời kết hợp lưu trữ 1MW/500KWh và thời gian hoàn vốn

Bảng giá bán điện lẻ áp dụng cho các ngành sản xuất theo Quyết định 648/QĐ-BCT

Theo trên thì giá mua điện mặt trời mái nhà theo dự thảo FiT3 rẻ hơn rất nhiều so với giá điện ‘than’ mà doanh nghiệp đang mua từ lưới điện.

Khi giá bán điện sạch rẻ hơn giá điện than mà doanh nghiệp phải mua từ lưới điện thì tại sao phải bán mà không giữ lại để sử dụng toàn bộ lượng điện mặt trời được tạo ra.

Với hệ thống nối lưới không tích trữ điện theo giải pháp trước đây không thể giải quyết được vấn đề này.

Vậy giải pháp nào cho doanh nghiệp đầu tư để phù hợp với chính sách và thực trạng của Việt Nam hiện nay?

Đó chính là giải pháp điện mặt trời 1MW có kết hợp lưu trữ năng lượng cho nhà máy.

[Bảng giá] hệ thống điện mặt trời kết hợp lưu trữ 1MW/500KWh và thời gian hoàn vốn

Hệ thống nối lưới 1MW/500KWh.

 Suất đầu tư của hệ thống :

 Suất đầu tư của hệ thống này là : 15,000,000,000 VNĐ – mười lăm tỷ đồng ( chưa bao gồm VAT 10%) .

Đơn giá trên là giá trọn gói bao gồm : Các tấm pin quang điện, Inverter hybrid, battery Lithium ion, Tủ rack, container, bộ quản lý năng lượng, đồng hồ thông minh smart meter, tủ ATS, tủ đấu nối DC, cáp đấu nối, phụ kiện khác,…

 Chế độ bảo hành gồm bảo hành 10 năm cho toàn bộ hệ thống, bảo hành 10 năm cho inverter hybrid, 10 năm cho pin lưu trữ và bảo hành 25 năm cho tấm pin quang điện.

 Hệ thống trên chọn tấm pin cấp 1 theo bình chọn của Bloomberg (LITHACO thường sử dụng các thương hiệu này : Jinko, JA, Qcells, First Solar…)

[Bảng giá] hệ thống điện mặt trời kết hợp lưu trữ 1MW/500KWh và thời gian hoàn vốn

Dự án 1MW mô phỏng trong khu công nghiệp Bàu Bàng – Bình Dương sản lượng 1,525,000 KWh/năm

Thông số hệ thống :

  • Tổng công suất inverter hybid : 1 MW (10 x Storion 100) vừa có chức năng kết nối điện mặt trời, kết nối lưới điện và kết nối với hệ thống pin tích trữ điện.

Mỗi inverter Storion – T100 này có khả năng kết nối với 200 KWp (200 KW DC) và kết nối battery rất rộng từ 34.4 KWh đến 1032 kWh.

  • Công suất DC : 1242 KWp (2173 tấn pin Jinko 460 Wp)
  • Công suất lưu trữ : 500 kWh.
  • Pin lưu trữ Lithium iron phốt phát của hãng Alpha ESS có mật độ năng lượng mạnh mẽ, chu kỳ nạp xả liên tục, phản hồi nhanh chóng, tuổi thọ lâu dài, vận hành an toàn.
  • Sản lượng điện hàng năm do hệ thống tạo ra là 1,525,000 kWh, trong bài này chúng tôi tính thấp hơn, lấy trung bình 4000 kWh một ngày.
  • Hệ thống được thiết kế để vận hành một cách tự động, lập trình thời gian nạp và xả điện thông minh thông qua phần mềm quản lý có tích hợp với BMS của pin Lithium.

Vậy thời gian hoàn vốn như thế nào?

i)  Thời gian hoàn vốn hệ thống điện mặt trời 1000 KW nối + lưu trữ năng lượng 1MW/500KWh.

Trong bài viết trước “tính thời gian hoàn vốn cho hệ thống điện mặt trời 100kW cho doanh nghiệp chúng tôi đã sử dụng cách tính thời gian hoàn vốn theo phương pháp của Hội đồng năng lượng Úc (tham khảo theo link cuối bài viết). Bài viết này chúng tôi cũng muốn sử dụng phương pháp tính đó.

Trước tiên cần định nghĩa lại về thời gian hoàn vốn.

Định nghĩa :

Trước tiên thời gian hoàn vốn được xác định là năm mà khoản tiết kiệm tích lũy lớn hơn chi phí tích lũy của hệ thống điện mặt trời.

Phép tính :

Thời gian hoàn vốn xảy ra khi :

Tổng tiết kiệm > Tổng chi phí.

Trong đó :

Tổng tiết kiệm = (chi phí sử dụng) x (1 + CPI)t x tiêu thụ/100) + (điện thừa x FiT)

Tổng chi phí = tiền đầu tư x (1 + tỷ lệ chiết khấu thực)t

Lấy Tổng chi phí đầu tư chia cho Tổng tiết kiệm sẽ ra số năm hoàn vốn.

[Bảng giá] hệ thống điện mặt trời kết hợp lưu trữ 1MW/500KWh và thời gian hoàn vốn

Trong đó :

Đầu tư : chính là suất đầu tư dự án, có thể bằng vốn tự có hoặc vốn vay ngân hàng.

Tỷ lệ chiết khấu : thể hiện giá trị thời gian của tiền (ví dụ thay vì đầu tư điện mặt trời thì gởi ngân hàng sẽ sinh ra lãi) và khoản trợ cấp hoặc ưu đãi thuế của chính phủ, Việt Nam chưa có các chính sách này.

Chi phí lãi vay giả sử 10%.

Tổng tiết kiệm thể hiện chi phí tiêu dùng tránh được (nhờ có hệ thống điện mặt trời) và cộng thêm bất kỳ doanh thu nào nhận được từ FiT.

(1 + CPI)t : CPI trong công thức là tỷ lệ tăng giá điện hàng năm, trong bài này để đơn giản hóa phép tính, chúng tôi bỏ qua yếu tố tăng giá điện, tỷ lệ suy thoái hệ thống, chi phí bảo trì hàng năm vì chúng tôi giả thuyết các chi phí này bù trừ nhau.

Xuất : là điện bán ta lưới, trong bài này không bán ra lưới điện vì vậy Xuất = 0.

Vì vậy chúng ta có công thức rút gọn như sau :

[Bảng giá] hệ thống điện mặt trời kết hợp lưu trữ 1MW/500KWh và thời gian hoàn vốn

Chúng tôi sử dụng công thức này.

Các yếu tố liên quan đến thời gian hoàn vốn :

Như vậy, thời gian hoàn vốn phụ thuộc vào suất đầu đầu tư, lãi vay, giá bán điện lẻ của EVN, giá mua điện mặt trời thông qua cơ chế FiT của chính phủ, chi phí tài chánh…và tỷ lệ suy thoái hệ thống  tấm pin theo thời gian (khoảng 0.5%/năm cho các tấm pin có chất lượng), chi phí bảo trì hàng năm.

Nó còn phụ thuộc vào sản lượng điện của hệ thống lắp đặt, điều đó có nghĩa là phụ thuộc vào nơi lắp đặt, thí dụ hệ thống 1000 KW lắp ở Bình Dương và các tỉnh miền Đông nam bộ sản lượng điện tạo ra trung bình 1,500,000 KWh mỗi năm, chia cho mười hai tháng chúng ta có 125,000 kWh trên tháng, trong bài viết này chúng tôi lấy bình quân 4200 kWh một ngày.

Theo công thức trên, để tính thời gian hoàn vốn trước tiên tính :

ii)  Tính tổng tiền đầu tư :

  • Suất đầu tư hệ thống này là 15 tỷ đồng (mười lăm tỷ đồng).
  • Tỷ lệ chiết khấu hay lãi vay khoảng 10% trên năm
  • Tổng mức đầu tư = 15,000,000,000 x 1.1 = 16,500,000,000 VNĐ.

Trong đó :

+ Suất đầu tư 15,000,000,000 đồng (mười lăm tỷ đồng)

+ Hệ số 1.1 chi phí lãi vay/lãi suất ngân hàng.

iii)  Tính tổng tiền tiết kiệm :

Để đơn giản chúng ta giả sử trong 4200 kWh mà hệ thống tạo ra mỗi ngày, sử dụng 3,700 kWh cung cấp trực tiếp cho phụ tải và 500 KWh được sạc vào hệ thống pin tích trữ Lithium, hệ thống quản lý điện thông minh thông qua BMS cho phép sử dung điện mặt trời dư thừa lúc buổi trưa để sạc và xả ra để sử dụng vào thời gian cao điểm buổi tối (thí dụ 17h00 đến 20h00).

  • Tiền tiết kiệm do sử dụng năng lượng trực tiếp từ PV :

T1 = 3700 (kWh) x 1772 (đ/KWh) x 30 x 12 = 2,360,304,000 đ. (1) 

  • Tiền tiết kiệm do sử dụng năng lượng từ pin tích trữ

T2 = 500 (Kwh) x 3260 (đ/KWh) x 30 x 12 = 586,800,000 đồng. (2)

[Bảng giá] hệ thống điện mặt trời kết hợp lưu trữ 1MW/500KWh và thời gian hoàn vốn

Tuy nhiên đối với phương pháp quản lý năng lượng như trên chưa khai thác hết khả năng của pin lưu trữ Lithium, vì thế mạnh của pin Lithium chính là chu kỳ nạp xả nhiều lần, trong suốt vòng đời của nó có thể cho phép 6,000 đến 10,000 chu kỳ. Như vậy chúng ta cần khai thác điểm mạnh này, bằng cách ngoài nạp ban ngày và xả để tự dùng buổi tối. Chúng ta lập trình cho pin sạc tự động từ lưới điện ở thời điểm nửa khuya từ 22h00 đến 4h00 (giá 1,044 đ/KWh)  và xả sử dụng lúc 9h30 đến 11h30 ngày hôm sau.

[Bảng giá] hệ thống điện mặt trời kết hợp lưu trữ 1MW/500KWh và thời gian hoàn vốn

Như vậy có thêm tiền tiết kiệm do pin sạc bằng điện thấp điểm ban đêm :

  • T3 = 500 (KWh) x 2112 (đ/KWh) x 30 x 12 = 380, 160, 000 đồng. (3)

Từ đó ta có

Tổng tiền tiết kiệm = (1) + (2) + (3) = 2,360,304,000 + 586,800,000 +

+ 380,160, 000 = 3,327,264,000 đồng.

Thời gian hoàn vốn = {(15,000,000,000) x 1.1 : (3,327,264,000)} = 4,9 năm.

Chúng tôi hiểu rằng cách tính trên chỉ là tương đối do khó tính chính xác chi phí tài chánh, chỉ số tăng giá điện cũng chỉ ước tính theo lịch sử tăng giá của EVN trong 10 năm qua và suy hao hiệu suất tấm pin khoảng 0.5% mỗi năm đối với các tấm pin chất lượng, cơ chế FiT 3 cũng chỉ mới dự thảo… Tuy nhiên thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng chia sẻ cho bạn đọc và các chủ đầu tư biết được suất đầu tư cũa hệ thống điện mặt trời vừa nối lưới vừa lưu trữ công suất 1 MW/0.5MWh, đồng thời giúp chủ đầu tư ước tính được thời gian hoàn vốn của từng hệ thống điện mặt trời phù hợp với thực trạng của Việt Nam để chủ đầu tư có cơ sở chuẩn bị đầu tư.

Chúng tôi rất mong nhận được mọi góp ý hoặc ý kiến khác mang tính xây dựng và mang tính chia sẻ về cách tính hoàn vốn của tất cả các quý bạn đọc có quan tâm.

Kết luận :

Khi trao đổi điện không còn công bằng nữa thì tương lai nhiều nhà máy sẽ chọn giải pháp lắp điện mặt trời để sử dụng tại chổ. Giải pháp điện mặt trời kết hợp lưu trữ không những là giải pháp đầu tư hiệu quả về mặt kinh tế nó còn là giải pháp kỹ thuật hoàn hảo trong việc vận hành lưới điện của doanh nghiệp như ổn định tần số, ổn định điện áp, cạo đỉnh thời gian cao điểm, nguồn liên tục và nguồn dự phòng đáng tin cậy. Hệ thống này hoàn toàn có thể thay thế cho UPS và cả máy phát điện dự phòng vừa tin cậy vừa hiệu quả.

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ 1900 25 25 27

By TĐN – Lithaco

Nguồn tham khảo thêm :

https://www.evn.com.vn/c3/evn-va-khach-hang/Gia-ban-dien-theo-gio-9-81.aspx

Tham khảo :

 

5 Bình luận

  1. le van doan viết:

    Lưu trữ 1MW/500kWh có nghĩa là như thế nào vậy anh?

  2. vu viết:

    công suất inverter là bao nhiêu kw

  3. vu viết:

    nếu chỉ dùng lưu trữ k, thì dùng inverter loại nào

  4. Nam Phan viết:

    Bài viết có nêu giá đầu tư 15 tỉ bao gồm “Đơn giá trên là giá trọn gói bao gồm : Inverter hybrid, battery Lithium ion, Tủ rack, container, bộ quản lý năng lượng, đồng hồ thông minh smart meter, tủ ATS, tủ đấu nối DC, cáp đấu nối, phụ kiện khác…”
    Vậy cho hỏi chi phí tấm pin thì như thế nào? Tại sao ko tính vô tổng mức đầu tư

    • Lithaco viết:

      Chào Anh, Giá đầu tư 15 tỷ là trọn gói hệ thống điện mặt trời kết hợp lưu trữ 1MW/500kwh bao gồm toàn bộ ko phát sinh nhé Anh

Bình luận