Câu hỏi thường gặp dành cho các chủ nhà máy công nghiệp khi lắp điện mặt trời

1) Lắp đặt điện mặt trời 0 đồng là gì?

LITHACO và đối tác sẽ đến đầu tư lắp Điện mặt trời cho nhà máy của Doanh nghiệp, toàn bộ chi phí đầu tư sẽ do LITHACO và đối tác bỏ ra và Doanh nghiệp không cần bỏ vốn.

Sau khi lắp đặt điên mặt trời, nhà máy của doanh nghiệp sẽ có 2 nguồn điện hoạt động song song, một là nguồn điện lưới quốc gia, hai là nguồn điện sạch từ nhà máy điện mặt trời mới lắp đặt.

Nguồn điện măt trời sẽ có giá rẻ hơn giá điện lưới từ 15% đến 35% tùy thuộc khu vực địa lý.

Câu hỏi thường gặp dành cho các chủ nhà máy công nghiệp khi lắp điện mặt trời

LITHACO và đối tác đầu tư lắp Điện mặt trời cho nhà máy tại Bình Dương

 

2) Nhà máy của chúng tôi lắp công suất bao nhiêu là phù hợp ?

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng năng lượng của nhà máy và diện tích của mái tole hữu dụng.

Bình quân cần 6000 m2 cho 1 MW trừ lối đi kỹ thuật.

3) Mỗi MW sẽ giúp giảm bao nhiêu tấn TOE quy đổi ?

Bình quân 1 MWp điện mặt trời sẽ tạo ra 1,4 triệu kWh một năm và giúp giảm 216 tấn TOE quy đổi.

Để giải quyết vấn đề trên, đơn vị “Tấn dầu Tương đương – TOE (Tấn dầu Quy đổi)” được tạo ra như một chuẩn so sánh chung cho đa dạng các loại năng lượng sử dụng khác nhau.

Cách quy đổi :

1000 kWh = 0,1543 TOE hay 1 TOE = 6481 kWh.

4) Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tiêu thụ bao nhiêu (kWh) điện một năm?

Theo chương 3, điều 6 của Nghị định 21/2011/NĐ-CP, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên; các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.

Như vậy các cơ sở sản xuất công nghệp có mức tiêu thụ năng lượng 1000 TOE (bằng 6,481,000 kWh)

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có hóa đơn tiền điện trên 11 tỷ một năm.

5) Hệ thống điện mặt trời có phù hợp cho các thiết bị của nhà máy sản xuất không?

Hoàn toàn phù hợp.

Nó vận hành đồng thời với điện lưới quốc gia, điện năng sau khi qua bộ chuyển đổi điện giống hệt như điện năng của lưới điện (cùng tần số, cùng điện áp) vì vậy hoàn toàn phù hợp để vận hành các thiết bị trong nhà máy.

Nếu chưa có điện mặt trời thì bạn đang sử dụng 100% điện lưới, sau khi lắp đặt điện mặt trời nhà máy chỉ còn tiêu thụ 70% điện lưới và 30% kia sẽ được cung cấp từ năng lượng mặt trời. Tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời càng nhiều khi nhà máy có diện tích lắp đặt các tấm pin càng lớn.

Câu hỏi thường gặp dành cho các chủ nhà máy công nghiệp khi lắp điện mặt trời

 

6) Lắp đặt hệ thống điện mặt trời có cần phải gia cường kết cấu nhà xưởng không?

Hầu hết các nhà máy công nghiệp khi lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái không cần phải gia cường kết cấu hoặc không đáng kể.

Mỗi tấm pin 580 Wp có kích thước 2278×1234 (tương đương 2,583 m2) 9Mỗi tấm pin 580 Wp có kích thước 2278×1234 (tương đương 2,583 m2) có trọng lượng 28 kg như vậy tải trọng trung bình 10,84 kg/m2 và phân bố đều.

Thực tế cho thấy khi lắp các tấm solar trên mái nhà xưởng giúp hệ thống mái tole ổn định hơn.

Ngoài ra trước khi triển khai sẽ có đơn vị kiểm định độc lập chuyên nghiệp tiến hành kiểm tra, thẩm định kết cấu và có đánh giá và báo cáo toàn diện trước khi lắp đặt, chi phí kiểm định do Lithaco và đối tác chi trả.

7) Hệ thống điện mặt trời có thể làm dột mưa ảnh hưởng đến thiết bị không?

Các tấm pin mặt trời được lắp bằng các thanh rail chuyên dụng và các kẹp sóng tole chuyên dụng, không khoan trực tiếp vào tole vì vậy việc lắp đặt các tấm pin mặt trời sẽ không là nguyên nhân gây ra dột mưa cho nhà máy.

8) Hiện nay EVN đã dừng cho đấu nối vậy giải pháp của LITHACO là gì?

Nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ dần cạn kiệt và chi phí khai thác ngày càng đắt đỏ, vì vậy chính phủ Việt Nam đang ban hành nhiều cơ chế khuyến khích chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng xanh.

Việc tạm dừng chỉ là tạm thời do cơ chế cũ (QĐ13) đã hết hiệu lực sau 2020.

Quy hoạch điện 8 sắp được Thủ tướng chính phủ phê duyệt khuyến khích điện mặt trời mái nhà mục đích tự dùng.

9) Thời hạn hợp đồng trong bao lâu?

Thời gian hợp đồng sẽ do hai bên thỏa thuận, có các tùy chọn 15 năm, 20 năm và 25 năm.

Mức chiết khấu cũng thay đổi theo thời gian khai thác, thông thường thời gian hợp đồng kéo dài thì mức chiết khấu sẽ cao.

10) Hỏi Lithaco diện tích tối thiểu 6000 m2 cho một dự án hay nhiều dự án gộp lại?

Thông thường chúng tôi sẽ ưu tiên cho một vị trí (ở cùng một địa chỉ) không nhỏ hơn 6000 m2, tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nếu cùng khách hàng có vài vị trí có thể lắp đặt được công suất lớn nhưng diện tích mỗi vị trí không bằng 6000m2 thì có thể chấp nhận, nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2000 m2.

Câu hỏi thường gặp dành cho các chủ nhà máy công nghiệp khi lắp điện mặt trời

Bình quân công suất 1 MW cần 6000 m2 

11) 1MWp cần diện tích bao nhiêu m2?

Trend hiện nay cho công nghiệp là tấm pin công suất lớn để tiết kiệm diện tích.

Mỗi tấm pin 580 Wp có kích thước 2278×1234 (tương đương 2,583 m2), trong khi 1 MWp thì cần 1725 tấm, vậy diện tích lý thuyết là 4455 m2 (nếu tất cả các tấm pin xếp hình sát nhau). Tuy nhiên còn khe hở kỹ thuật, lối đi để vận hành, lối đi theo quy định pccc, tránh các kết cấu….vì vậy diện tích mái nhà máy cần cho 1 MWp là 6000 m2.

12) Hệ thống 1 MWp tạo ra bao nhiêu điện 1 năm?

Nó phụ thuộc vào vị trí địa lý (vùng nắng) theo mô phỏng và theo thực nghiệm thì ở miền năm 1 MWp thu được 1,400,000 kWh/năm, miền trung là 1,600,000 kWh/năm, miên bắc là 1,100,000 kWh/năm.

13) Ai vận hành hệ thống ?

Nhà thầu LITHACO sẽ vận hành và bảo trì hệ thống trong suốt vòng đời hệ thống.

Câu hỏi thường gặp dành cho các chủ nhà máy công nghiệp khi lắp điện mặt trời

14) Các tấm pin sau khi hết hợp đồng thì xử lý thế nào?

Hết vòng đời sử dụng của tấm quang năng thường từ 25 năm đến 30 năm, thì toàn bộ tấm pin sẽ được thu hồi để cung cấp cho các nhà máy tái chế.

Nhà thầu sẽ cam kết thu hồi trong điều khoản được quy định trong hợp đồng EPC.

15) Thủ tục pháp lý để triển khai dự án ai sẽ phụ trách :

Toàn bộ thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư sẽ do LITHACO phụ trách.

16) Nếu sử dụng điện xanh (ĐMT) thì mỗi năm nhà máy tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Số tiền tiết kiệm phụ thuộc vào mức chiết khấu và công suất đầu tư, chúng tôi thí dụ một hệ thống ở miền nam với mức chiết khấu 30% theo bảng – 1 và một hệ thống lắp ở miền bắc với mức chiết khấu 15% để Quý khách hàng tham khảo.

Câu hỏi thường gặp dành cho các chủ nhà máy công nghiệp khi lắp điện mặt trời

 

Câu hỏi thường gặp dành cho các chủ nhà máy công nghiệp khi lắp điện mặt trời

 

17) Nhà máy cần chứng chỉ xanh thì thế nào?

Mục tiêu của chương trình là đồng hành cùng các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh vì vậy chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp đạt được chứng chỉ xanh sau khi lắp đặt điện mặt trời.

18) Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 – 2018 ?

LITHACO và đối tác sẽ giúp doanh nghiệp Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 – 2018.

19) Kiềm toán năng lượng ?

Chúng tôi biết đây là vấn đề doanh nghiệp quan tâm. Vâng, chương trình bao gồm giúp doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng và báo cáo kết quả kiểm toán do trung tâm khuyến công hoặc đơn vị kiểm toán độc lập và có chức năng thực hiện.

20) Các bước triền khai thế nào ?

Khách hàng có nhu cầu gọi đến LITHACO để lại thông tin, bộ phận dự án sẽ trao đổi và tư vấn cụ thể. Sau đó tiến hành thu thập hồ sơ, khảo sát nhà máy, đề xuất giải pháp, thiết kế, trao đổi điều khoản hợp đồng và tiến hành đầu tư.

By Lithaco

Bình luận

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
phone-icon