Lắp đặt điện mặt trời 0 đồng cho nhà máy công nghiệp là gì ?
Nhiều công ty đang quảng cáo chương trình lắp đặt điện mặt trời với chi phí 0 đồng trên các phương tiện truyền thông, vậy thực chất chương trình này là gì?
Thông thường một chủ nhà máy muốn lắp điện mặt trời thì tự bỏ toàn bộ chi phí (vốn tự có hoặc vốn vay) và ký hợp đồng thuê một nhà thầu có chuyên môn để lắp đặt, sau đó khai thác hệ thống.
Có một mô hình khác là bên thứ ba (một công ty năng lương, một tổ chức có pháp nhân, một Quỹ đầu tư về năng lượng) sẽ bỏ toàn bộ tiền để đầu tư và bán điện mặt trời này cho nhà máy sử dụng, thông thường sẽ rẻ hơn từ 15% đến 30% so với giá điện của lưới điện.
Hình thức này đang rất phổ biến trên thế giới đặc biệt các quốc gia phát triển.
Gồm ba chủ thể tham gia : Nhà đầu tư (bên bỏ vốn), chủ nhà máy (bên sử dụng), EPC (nhà thầu thiết kế, cung cấp, lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống).
Nhà đầu tư sẽ ký một thỏa thuận (hợp đồng mua bán điện) với chủ nhà máy bao gồm các điều khoản về công suất lắp đặt, mức giá, thời hạn hợp đồng (thường 15 hoặc 20 năm hoặc thỏa thuận)…
Nhà đầu tư cũng ký với một nhà thầu EPC một hợp đồng khác liên quan đến nội dung thiết kế, cung cấp lắp đặt, vận hành và bảo trì….
Nhà thầu EPC là một đơn vị có kinh nghiệm và có năng lực để thực hiện toàn bộ công việc liên quan đến chuyên môn như thiết kế, cung cấp lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống.
Thủ tuc pháp lý ai sẽ phụ trách ?
Chủ nhà máy sẽ ủy quyền cho bên thứ ba này (nhà đầu tư) để thực hiện mọi thủ tục pháp lý liên quan đến quá trình đầu tư dự án.
Khi hết hợp đồng thì tấm pin được xử lý như thế nào?
Khi hết hợp đồng thì nhà đầu tư (hoặc EPC) có trách nhiệm tháo dỡ toàn bộ hệ thống và xử lý rác thải theo luật bảo vệ môi trường 2020 của Việt Nam.
Trách nhiệm này được thể hiện đầy đủ và rất rõ ràng trong hợp đồng.
Hiện nay ở Việt Nam thường có các quỹ đẩu tư nào?
Các nhà đầu tư thường là các công ty FDI đến từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore như Shire Oak (Anh), Baywa (Đức), Greenyello (Pháp), SK (Hàn Quốc), SP (Singapore)…
Các công ty này đều có pháp nhân ở Việt Nam.
Hầu hết đứng sau lưng họ là các tổ chức, cá nhân, hoặc định chế tài chánh có nguồn lực tài chánh mạnh.
Tuy nhiên do vấn đề an ninh năng lượng nhiều quốc gia e ngại có cuộc thâu tóm năng lượng nên các chủ nhà máy cũng nên quan tâm đến nguồn gốc nhà đầu tư đến từ đâu.
LITHACO với bề dày hơn 15 năm trong ngành năng lượng và là một công ty đi tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời và lưu trữ năng lượng vì vậy Quý khách hàng có nhu cầu đầu tư xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí, đồng thời chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách hàng.
Thông tin liện hệ:
Tổng đài: 1900 25 25 27
Hotline: 0918 886 502 – 094 181 2233 – 094 125 2233
Tôi xin ý kiến và nêu ra những bất cập sau, khi “Bộ trưởng Công Thương nói về việc mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng”, cụ thể:
1. Như vậy, tại thời điểm này hệ thống điện Quốc Gia vẫn hấp thụ tốt công suất điện năng lượng tái tạo (NLTT).
2. Chia sẻ về các nguyên nhân hệ thống điện không hấp thụ được điện NLTT:
– Trong hệ thống không còn đủ nguồn phát điện linh hoạt để bù phần công suất của NLTT khi thời tiết bất cập (mưa, giông bão, mây mù diện rộng …). Đây là nguyên nhân khó khắc phục nhất vì để xây dựng các nguồn điện linh hoạt (nhà máy điện khí, trung tâm lưu trữ điện năng (pin lưu trữ điện năng) vì chi phí đầu tư đắt đỏ và thời gian xây dựng khá dài.
– Lưới truyền tải bị nghẽn, không đủ khả năng truyền tải công suất điện từ nơi thừa sang nơi thiếu công suất nguồn. Nguyên nhân này dễ xử lý: Chi phí đầu tư không cao, thời gian xây dựng nhanh.
– Theo Bộ Công Thương: “điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu khi phát lên lưới chỉ mua với giá 0 đồng” và “Điện năng lượng mặt trời (NLMT) mái nhà công sở và doanh nghiệp có thể được phép phát triển ngoài ngưỡng của quy hoạch điện VIII (QHĐ VIII). QHĐ VIII công suất phát triển NLMT từ nay đến 2030 là 2.600 MW).
– Cho đến nay, tôi chưa thấy sự cố lớn, nhỏ nào liên quan đến tỷ trọng điện NLMT trong hệ thống điện của Quốc Gia.
Như vậy là hệ thống điện của Quốc Gia vẫn hấp thụ rất tốt các nguồn điện từ NLTT, mặc dù hiện tại tỷ lệ điện NLTT trong hệ thống đã khá cao.
3. Với văn phòng công sở, doanh nghiệp (tạm gọi là khách hàng NLMT), một năm số ngày nghỉ, bao gồm thứ bẩy, chủ nhật và các ngày lễ tết, chiến 32% số ngày (hay thời gian) trong năm, chưa tính những lúc nắng tốt, công suất điện NLMT lớn hơn nhu cầu phụ tải.
Như vậy nếu EVN không cho đẩy lên lưới (Zero Export) bán điện cho EVN (EVN không mua) hay EVN mua với giá 0 đồng thì các khách hàng NLMT sẽ bị lãng phí hoặc thiệt hại ít nhất 32% sản lượng điện NLMT / 1 năm.09:36/-strong/-heart:>:o:-((:-h3. Hơn nữa, EVN mua với giá 0 đồng, nhưng lại bán được cho các khách hàng khác của EVN theo biểu giá bán điện của EVN theo từng loại khách hàng.
Như vậy, dước góc độ quản lý tài chính đối với EVN: Đầu vào không phát sinh chi phí và sẽ không được quản lý chặt chẽ. Nhưng đầu ra có phát sinh tăng nguồn thu tài chính (ít nhất bằng 32% x 2600MW x 3 giờ/ngày (Tmax tính trung bình, tính “khiêm tốn” cho 3 miền Bắc Trung Nam ) x 365 ngày x giá bán điện trung bình (tạm tính 2000đ/KWh – giá “khiêm tốn”) của EVN => Bằng 1 822 080 000 000 VNĐ/ Năm.
Đây là con số rất lớn, nguồn tài chính rất lớn mà không được hạch toán và không được nhà nước quản lý chặt chẽ?
4. Tôi chưa tính đến phần công suất điện năng lượng mặt trời được lắp đặt lớn hơn 2.600 MW, cho phép lắp ngoài chỉ tiêu của QHĐ VIII.
Kính đề nghị Chính Phủ, bộ Công Thương và EVN có những xem xét thấu đáo và không để người Dân hay Doanh Nghiệp, Công Sở thiệt thòi, mà với chỉ với một lý do (theo tôi) là: EVN mua phần điện năng dư phát lên lưới với giá 0 đồng chỉ để bù vào khoản lỗ khổng lồ của EVN như báo cáo tài chính trong 2 năm qua.
“Mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng” hoàn toàn không khuyến kích được người Dân, Doanh Nghiệp hay Công Sở. Làm lãng phí ít nhất 32% nguồn vốn đầu tư hay thu nhập của các khách hàng NLMT, tăng thời gian thu hồi vốn khi đầu tư hệ thống (tôi đã tính toán và tư vấn cho khách hàng: Đối với văn phòng công sở, thì thời gian thu hồi vốn kéo dài từ 12 đến 17 năm tuỳ theo thương hiệu thiết bị lắp đặt và đối với khu vực Miền Nam Việt nam và tính với Tmax = 4.2 giờ/ngày.
Hay nói cách khác, sẽ hầu như không ai lắp đặt khi họ biết đã lãng phí 32% vốn đầu tư không lợi ích hay thất thu ít nhất 32% nguồn thu tài chính từ hệ thống.
Có không ít những doanh nghiệp EPC về hệ thống NLMT, chỉ vì lợi ích của mình nên đã tư vấn cho khác hàng mà bỏ qua phần lãng phí 32% vốn đầu tư như nêu trên, cuối cùng là người Dân, Văn Phòng Công Sở chỉ thấy rõ được thiệt hại, sau khi đã lắp đặt và vận hành hệ thống (khi đã đầu tư một số tiền không nhỏ) hay đúng hơn là đã bị các doanh nghiệp tư vấn chưa đúng hay lừa phỉnh.
Tôi đề xuất: Bộ Công Thương nên đầu tư: Một hệ thống NLMT hoà lưới bám tải không lưu trữ, công suất khoảng 25KWp (Chi phí đầu tư khoảng 300 đến 350 triệu); và Một hệ thống NLMT hoà lưới bám tải có pin lưu trữ, công suất khoảng 30KWp (chi phí đầu tư khoảng 600 đến 700 triệu đồng, với pin lưu trữ ở mức tối thiểu). Thời gian thiết kế thi công lắp đặt chỉ khoảng 3 tuần làm việc, sau đó vận hành 1 đến 2 tháng là thấy rõ hiệu quả của cả hai hệ thống (lắp ngay trên mái trụ sở bộ Công Thương).
Trân trọng!
KS. Nguyễn Đỗ Nam
Bên anh có tuyển người lắp ráp điện năng lượng Mặt Trời ko ạ ,nếu có liên hệ cho e nhé .0328098211