Chia vùng bức xạ phải chăng BCT muốn đem điện mặt trời về xứ sở mặt trăng?

Hiện nay tính đến ngày 23/10/2019 chính phủ vẫn chưa ký quyết định ban hành cơ chế khuyến khích mới theo đề xuất của Bộ công thương.

Tại sao một quyết định mang tính cấp bách và được mong chờ nhiều như vậy mà lại bị trì hoãn lâu đến thế. Phải chăng có quá nhiều ý kiến khác nhau cho một chính sách quan trọng cho nên CP không biết phải thiên về bên nào. Thông qua báo chí người dân đều biết BCT thì đề xuất chia ra 4 vùng bức xạ theo đó giá mua ở các tỉnh có bức xạ tốt sẽ thấp hơn giá mua ở các tỉnh bức xạ thấp với lý do theo BCT nhằm thu hút đầu tư ở các tỉnh bức xạ thấp thay vì chỉ tập trung nhiều nhà máy tại một số tỉnh nhiều nắng như hiện nay và họ tin rằng làm như vậy sẽ giúp phân tán số nhà máy điện mặt trời rải đều trong cả nước sẽ tốt hơn cho điều độ lưới điện. Trong khi đó EVN thì đề xuất theo phương án chia theo hai vùng bức xạ với lập luận sẽ đỡ gánh nặng bù lỗ giá hơn khi chia 4 vùng. Các tỉnh có bức xạ tốt thì kiến nghị chỉ nên chia một vùng bức xạ bởi vì theo lập luận của các lãnh đạo ở các tỉnh này thì lợi thế cạnh tranh của tỉnh chính là tài nguyên nắng mà thiên nhiên đã ban tặng vì vậy đây là nguồn động lực để biến các tỉnh này trở thành trung tâm của điện mặt trời.

Điện mặt trời phải nằm ở xứ sở mặt trời

Quan điểm của chúng tôi sẽ đồng ý theo kiến nghị các tỉnh bởi lẻ đứng trên phương diện hiệu quả thì điện mặt trời phải nằm ở xứ sở mặt trời. Trước hết tận dụng nguồn tài nguyên ‘nắng’ mà thiên nhiên ban tặng, nếu như nhà máy điện than hay điện khí đang đau đầu với câu chuyện thiếu nhiên liệu phải chạy cầm chừng thì nếu đặt nhà máy điện mặt trời ở xứ sở mặt trời thì rõ ràng sẽ không lo thiếu nhiên liệu.

Chia vùng bức xạ phải chăng BCT muốn đem điện mặt trời về xứ sở mặt trăng
điện mặt trời

Một số quan điểm lập luận rằng khó khăn trong bài toán giải tỏa công suất, chúng tôi không đồng ý quan điểm này bởi lẻ đặt nhà máy điện mặt trời ở đâu cũng cần đường dây để giải tỏa công suất vấn đề là quy hoạch hệ thống hạ tầng truyền tải đồng bộ với quy hoạch nhà máy điện mặt trời. Nếu nhìn tổng thể địa lý và bản đồ bức xạ thì thật lý tưởng để quy hoạch miền trung và đông nam bộ khoảng 12 tỉnh (Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lăk, Gia Lai, Bình Thuận, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An) thành trung tâm điện mặt trời vì từ 12 tỉnh này làm truyền tải dẫn điện ra miền bắc hoặc đường truyền tải về miền nam thật thuận tiện vì dẫu sao miền trung cũng là trung tâm địa lý của đất nước. Nhìn lại lịch sử đất nước chúng ta từng xây dựng đường dây 500KV bắc nam để dẫn điện từ thủy điện Hòa Bình năm 1994 trong bối cảnh kỹ thuật, kinh nghiệm, tài chánh thời đó đều không bằng bây giờ vậy mà bằng ý chí quyết tâm của lãnh đạo thời đó đường dây đã hoàn thành và vượt sớm tiến độ đề ra, vậy nên vấn đề là không có trở ngại gì trong khâu giải tỏa công suất mà vấn đề là ý chí quyết tâm của những người làm quy hoạch, ý chí của lãnh đạo.

Quay lại vấn đề chia vùng bức xạ những người làm quy hoạch họ lập luận rằng để khuyến khích phát triển điện mặt trời ở những vùng ít có mặt trời thì phải mua điện mặt trời ở vùng này với giá cao hơn, đây là sai lầm hết sức nghiêm trọng hay nói chính xác hơn một suy nghĩ cực kỳ ấu trĩ. Bởi lẽ chắc chắn các nhà máy này sẽ hoạt động kém hiệu quả, nhà nước lại phải gồng mình trả tiền mua điện giá cao, sẽ có 2 phương án để EVN lựa chọn hoặc bù lỗ hoặc tăng giá điện thương phẩm đối với người dân, cho dù kịch bản nào cũng tồi tệ cho ngành năng lượng nước nhà.

Đường truyền tải chắc chắn chúng ta xây dựng được, trong khi nắng (nhiên liệu) cho nhà máy điện mặt trời thì chúng ta không thể chở từ miền trung ra miền bắc, vậy nên dự thảo chia vùng bức xạ phải chăng những người làm quy hoạch muốn đưa điện mặt trời về xứ sở của mặt trăng? Chúng tôi cứ băn khoăn mãi với câu hỏi trên mà không sao lý giải được.

By Lithaco

………………….

  • Địa chỉ: 514 Trần Văn Giàu, P.Tân Tạo, Q. Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh
  • CN Miền Tây: E34, đường 56, KDC 586, P. Phú Thứ, Q.Cái Răng, Cần Thơ
  • Nhà xưởng : D5/1E Đ. Dương Đình Cúc, Tân Kiên, Bình Chánh, Tp.HCM
  • Tổng đài: 1900 252527
  • Email: info@lithaco.com
  • Web: https://lithaco.vn
  • FB: https://www.facebook.com/Lithaco.vn

Bình luận