Ngày 29/11/2022 Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1480/QĐ-TTg ngày ban hành Danh sách 3.068 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2021.

Quyết định nêu rõ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức quản lý hoạt động sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định theo số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương thông báo cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn trong Danh sách tại Phụ lục kèm theo Quyết định này và tổ chức quản lý, theo dõi thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở.

Vậy cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là gì ?

Căn cứ Điều 32 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.

Cụ thể hơn, căn cứ Điều 6 Nghị định 21/2011/NĐ-CP quy định về việc xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm… “là các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên”…

(Chú thích : 1000 kWh = 0,1543 TOE)

Cơ sở sử dụng năng lượng cần làm gì?

Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng.

Ngoài ra theo thông tư 25/2020/TT-BCT thì doanh nghiệp phải lập kế hoạch, báo cáo thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời thực hiện kiểm toán năng lượng theo quy định.

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có phải là các doanh nghiệp lãng phí năng lượng?

Không hẳn như vậy. Đơn giản đây là các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Thường là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, không phân biệt ngành nghề, trong danh sách có nhiều doanh nghiệp FDI thuộc các nước G7 hoặc G20 như Samsung, Pepsico, Panasonic,  các doanh nghiệp này hầu hết đều có dây chuyền sản xuất tiên tiến và mô hình quản lý năng lượng hiện đại, vì vậy việc sử dụng nhiều năng lượng chưa hẳn là do dây chuyền công nghệ lạc hậu. Vấn đề là hơn ba ngàn (3068) doanh nghiệp này đã sử dụng 1/3 năng lượng của cả quốc gia vì vậy các doanh nghiệp này cũng cần thực hiện tích cực hơn các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng đồng thời cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh để theo kịp xu hướng chung của thế giới.

Vậy giải pháp như thế nào ?

Theo nghiên cứu từ Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở nước ta còn rất lớn. Tính theo ngành thì công nghiệp xi măng có thể tiết kiệm năng lượng đến 50%, công nghiệp gốm là 35%, phát điện than là 25%, ngành dệt/may mặc là 30%, công nghiệp thép là 20%, chế biến thực phẩm là 20%…

Có một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình, doanh nghiệp có thể áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, như:Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, tận dụng không gian, thời gian, nâng cao hiệu suất hoạt động dây chuyền.

Hệ thống chiếu sáng cần tận dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng đèn hiệu suất cao như đèn LED thay thế đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn cao áp… Các giải pháp này giúp tiết kiệm điện tiêu thụ nhưng vẫn đảm bảo độ chiếu sáng, có tuổi thọ cao, an toàn, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Thường xuyên kiểm tra, khắc phục rò rỉ khí nén, giúp tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ của máy nén khí.

Lắp biến tần cho các động cơ hoạt động với tải biến thiên như bơm, quạt, máy nén khí, băng tải, máy cán… giúp giảm dòng khởi động, tăng tuổi thọ động cơ, tiết kiệm điện trong quá trình khởi động và vận hành.

Thực hiện bảo ôn đúng cách các bề mặt dẫn nhiệt, giảm thất thoát nhiệt trong quá trình vận hành.

Khi đầu tư mua sắm thiết bị mới như máy biến áp phân phối, động cơ điện, đèn chiếu sáng, thiết bị văn phòng… cần mua loại có dán nhãn năng lượng nhằm đảm bảo mức hiệu suất năng lượng theo quy định.

Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì kết quả thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng, đảm bảo vấn đề quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được theo dõi thường xuyên và mang lại những kết quả lâu dài, bền vững.

Việc xây dựng kế hoạch, chính sách tiết kiệm năng lượng cũng rất thiết thực, đặc biệt cần thực hiện trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Các chương trình, hoạt động về sử dụng năng lượng hiệu quả thực hiện tốt sẽ bảo tồn được nguồn năng lượng quốc gia, giúp nền kinh tế phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ngoài các giải pháp trên thì có một giải pháp nhanh chóng, không tốn tiền và hiệu quả cao nhất chính là lắp điện mặt trời trên chính mái nhà của nhà máy.

Trong chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 07/05/2020 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 – 2025 tại trang 3 cũng đã nêu rõ “Thực hiện tiết kiệm điện tại doanh nghiệm sản xuất “Lắp đặt, tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió vào hệ thống năng lượng nội bộ (của nhà máy)”

Có chương trình nào để hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm không?

Hiện nay LITHACO và một số đối tác quốc tế đang triển khai chương trình lắp điện mặt trời miễn phí cho các nhà máy công nghiệp trong đó đối tượng trọng tâm là các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm.

Theo đó LITHACO và đối tác sẽ đầu tư lắp điện mặt trời trên các mái nhà công nghiệp và bán điện sạch cho doanh nghiệp với mức giá rẻ hơn giá điện lưới từ 15% đến 35%. Doanh nghiệp không cần bỏ vốn đầu tư, nhưng doanh nghiệp cần thỏa thuận bằng hợp đồng mua điện sạch trong thời hạn 15 năm hoặc 20 năm, hoặc thời hạn khác do hai bên thỏa thuận.

Lợi ích khi doanh nghiệp tham gia chương trình này là gì ?

  • Tự chủ năng lượng vì có thêm nhà máy điện mặt trời bên cạnh hệ thống điện hiện có.
  • Giá năng lượng rẻ hơn có thể lên đến 35% tùy thuộc vào vùng nắng.
  • Chứng chỉ xanh nó sẽ là giấy thông hành để hội nhập với thế giới.
  • Phòng vệ bị đánh thuế các bon mà nhiều quốc gia đang bắt đầu áp dụng.
  • Kiếm thêm thu nhập từ thị trường tín chỉ các bon, mỗi MW có thể có thêm thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
  • Nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Bảo vệ môi trường là thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng và với hành tinh cho thế hệ tương lai.

Nếu Quý công ty có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chương trình này xin đừng ngần ngại gọi điện thoại (0918 486 502) hoặc zalo (0918 886502) cho chúng tôi hoặc gọi số hotline 1900252527 để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm Câu hỏi thường gặp dành cho các chủ nhà máy công nghiệp khi lắp điện mặt trời

Câu hỏi thường gặp dành cho các chủ nhà máy công nghiệp khi lắp điện mặt trời

Bình luận