Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp – Mọi điều bạn cần biết

Mục Lục

Điện mặt trời là gì?

Điện mặt trời là điện được sản xuất dựa trên công nghệ quang điện chuyển đổi năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành năng lượng có thể sử dụng được.

Điện mặt trời mái nhà tự dùng là điện mặt trời lắp đặt trên mái của nhà máy công nghiệp và năng lượng sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tự dùng tại chỗ của nhà máy. Tỷ lệ tự dùng theo quy định của từng quốc gia.

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Điện mặt trời tự sản tự tiêu là điện mặt trời tự sản xuất điện tại chỗ và tự tiêu thụ điện tại chỗ.

Từ tại chỗ có thể hiểu là một ngôi nhà, một nhà máy, một khu dân cư, một hòn đảo, một thành phố hoặc một quốc gia, định nghĩa này phụ thuộc theo quy định của mỗi quốc gia.

Điện mặt trời cho công nghiệp khi lắp đặt trên mái của nhà máy thì gọi là điện mặt trời mái nhà.

Điện mặt trời khi lắp đặt trên mặt đất trong khu công nghiệp hoặc trong phần đất của nhà máy thì gọi là điện mặt trời mặt đất hoặc chỉ gọi chung là điện mặt trời.

 

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Hệ thống điện mặt trời

Thành phần của hệ thống điện mặt trời bao gồm các tấm quang điện, bộ chuyển đổi điện (Inverter), hệ khung chuyên dụng, tủ điện, dây cáp điện, thiết bị đo đếm và giám sát, vật tư khác…

Trong đó tấm quang điện (Solar module) và Inverter là hai thiết bị quan trọng nhất.

Nhà máy điện mặt trời sản xuất điện như thế nào?

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

1. Các nhà máy điện truyền thống hoạt động thế nào?

Bộ phận chính của hầu hết các nhà máy điện là máy phát điện. Đó là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Tuy nhiên nguồn năng lượng để chạy các máy phát điện này lại không giống nhau. Nó phụ thuộc phần lớn vào loại chất đốt và công nghệ của nhà máy.

Nếu như nhà máy điện than thì đốt than để làm bay hơi nước và dùng hơi nước làm quay các tua bin của máy phát điện, nhà máy thuỷ điện thì dùng sức nước làm quay tua bin nước và tạo ra điện, nhà máy điện gió sử dụng sức gió làm quay tua bin gió, nhà máy điện khí sử dụng nguyên liệu sơ cấp là khí, có thể là khí thiên nhiên hoặc khí LNG để làm quay tua bin khí tạo ra điện.

Ngoài ra Nhà máy điện hạt nhân dùng nhiệt tạo bởi phản ứng hạt nhân để quay tua bin hơi. Nhà máy địa nhiệt lấy sức nóng từ những tầng sâu của trái đất để sản xuất điện, Nhà máy điện sinh khối lấy nhiệt bằng cách đốt bã mía, rơm rạ, rác thải, khí biogas…

2. Vậy nhà máy điện mặt trời sản xuất điện như thế nào?

Nhà máy điện mặt trời hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào các tấm quang điện các photon ánh sáng truyền năng lượng cho các electron của các tế bào quang điện làm chúng bứt ra và chuyển động tạo thành dòng điện DC.

Dòng điện DC này được bộ Inverter chuyển đổi thành dòng điện AC giống y hệt với dòng điện của lưới điện quốc gia.

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

3. Khi lắp điện mặt trời các thiết bị của Nhà máy được cung cấp điện như thế nào?

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Bộ Inverter hay còn gọi là bộ biến tần PV (PV viết tắt PhotoVoltaics – quang điện) được thiết kế để hoạt động song song với lưới điện. Chúng đo điện áp lưới và tần số tại điểm kết nối và cung cấp công suất đầu ra đồng bộ với điện áp và tần số này. Do đó, bộ biến tần PV không tạo ra sự không phù hợp hoặc không ổn định trong quá trình vận hành.

Năng lượng PV được tạo ra sẽ chuyển đến các tải tiêu thụ vì điện có đường đi ít điện trở nhất. Đường dẫn đến tải, bao gồm cáp và thanh cái, có điện trở thấp hơn nhiều so với đường dẫn đến máy biến áp và lưới điện. Do đó, các phụ tải sẽ tiêu thụ năng lượng do PV sẵn có và sẽ lấy thêm năng lượng từ lưới điện nếu cần. Khi sản lượng điện mặt trời lớn hơn mức tiêu thụ của phụ tải, năng lượng dư thừa sẽ có xu hướng được đưa vào lưới điện hoặc tích trữ vào bộ pin lưu trữ năng lượng (nếu có).

4. Phương pháp đấu nối

Cơ chế đấu nối qua công tơ hai chiều

Hệ thống điện mặt trời sẽ kết nối vào lưới điện quốc gia thông qua công tơ đo đếm hai chiều (Net-Metering) cho phép năng lượng mặt trời dư thừa được phát vào lưới điện với một mức giá do chính phủ quy định.

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Cơ chế đấu nối qua bộ chống phát điện lên lưới Zero – Export

Thiết bị Zero – Export (xuất khẩu bằng không) là thiết bị ngăn chặn điện mặt trời phát vào lưới điện, cơ chế đấu nối này sẽ gây lãng phí nguồn năng lượng mặt trời sản xuất ra và rất ít được áp dụng tại các quốc gia phát triển.

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

5. Tỷ lệ tự tiêu thụ năng lượng mặt trời là gì?

Tỷ lệ tự tiêu thụ là tỷ lệ giữa PV được sản xuất ra và PV được tiêu thụ bởi tải, tỷ lệ này có thể là một giá trị từ 0% đến 100%. Với tỷ lệ 100% nghĩa là tất cả năng lượng PV được tạo ra sẽ được tiêu thụ bởi tải. Tỷ lệ tự tiêu thụ dưới 100% có nghĩa là năng lượng do PV được sản sinh ra không được tải tiêu thụ hết, điều này xảy ra vào giữa trưa khi máy ngừng hoạt động hoặc vào những ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ, nghỉ tết.

Trong trường hợp này năng lượng dư thừa sẽ được gởi vào lưới điện hoặc dự trữ trong các bộ pin lưu trữ năng lượng (Lithium – Ion/Na – Ion/Na – S…)

6. Làm thế nào để đo đếm được năng lượng mặt trời cung cấp cho nhà máy?

Bằng cách lắp đồng hồ đo đếm điện đa năng giống với đồng hồ đo đếm điện của EVN đang áp dụng như hình minh hoạ bên dưới.

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Ngoài ra tất cả các hệ thống điện mặt trời đều có thể được giám sát qua internet theo phương thức IoT (Internet of Things) giúp cho các chủ nhà máy và kỹ thuật vận hành giám sát một cách trực quan quá trình sản xuất điện và tiêu thụ điện của hệ thống PV.

Nhà máy lắp điện mặt trời có các lợi ích gì?

Các lợi ích khi lắp điện mặt trời là rất rõ ràng trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng đắt đỏ, và nổ lực ngăn chặn thảm hoạ khí hậu của các quốc gia vì vậy có rất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ các chính phủ để khuyến khích người dân và các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng điện mặt trời. Trong các lợi ích đó có thể kể ra đây gồm: tự chủ nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí năng lượng, thu nhập từ thị trường tín chỉ các bon, phòng vệ thuế các bon, nâng tầm thương hiệu, bảo vệ môi trường…

Tự chủ năng lượng:

Có thêm một nhà máy điện mặt trời, bất kể công suất bao nhiêu là nhà máy có thêm một nguồn phát điện, ổn định liên tục và không ngừng nghỉ và có thể dự báo trước, vận hành an toàn, tuổi thọ lâu dài, chi phí bảo trì thấp và đặc biệt không tốn nhiên liệu.

Tiết kiệm năng lượng:

Trong một thế giới đang ngày càng bất ổn và hỗn loạn, chi phí năng lượng tăng cao và rất khó dự đoán trước vì vậy nhà máy điện mặt trời không chỉ giúp các nhà máy sản xuất tự chủ năng lượng mà còn giúp tiết kiệm chi phí năng lượng rất lớn có thể từ vài tỷ đồng hoặc hàng chục tỷ đồng mỗi năm tuỳ công suất lắp đặt.

Chuyển đổi xanh:

Xu hướng chuyển đổi xanh đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, nó là một xu thế tất yếu và không thể đảo ngược và trên thực tế các quốc gia nhanh chân trong chuyển đổi xanh đang có ưu thế cạnh tranh hơn so với các các quốc gia khác. Ví dụ Bangladesh đã vượt qua Việt Nam để vươn lên đứng thứ hai thế giới trong ngành xuất khẩu dệt may nhờ việc họ đã nhanh chân hơn trong chuyển đổi xanh là một minh chứng điển hình.

Có thể nói chuyển đổi xanh là giấy thông hành quan trọng để các doanh nhập hội nhập quốc tế.

Cơ hội lớn từ thị trường tín chỉ carbon:

Thị trường tín chỉ các bon ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu nhưng sẽ rất hứa hẹn, theo lộ trình thị trường carbon trong nước sẽ thí điểm từ năm 2025, vận hành chính thức từ năm 2028. Việc tham gia thị trường này đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như góp phần quan trọng trong phát triển và bảo vệ môi trường.

Hiện nay trên thế giới có 58 quốc gia phát triển thị trường carbon, 27 quốc gia áp dụng thuế carbon và một số quốc gia áp dụng cả hai.

Tín chỉ các-bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí Carbon Dioxide (CO2) hoặc một tấn khí Carbon Dioxide (CO2) tương đương.

Theo tính toán ở Việt Nam, trung bình lắp 1 MWp điện mặt trời sẽ giúp giảm 1000 tấn CO2 mỗi năm.

Nâng tầm thương hiệu:

Từ việc đóng góp vào nổ lực bảo vệ môi trường, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng và với quốc gia mình đầu tư, giúp nâng tầm thương hiệu cho hàng hoá và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, các doanh nghiệp nổi tiếng như Apple, Google, Microsoft, Chanel, Facebook, General Motors, 3M, Legal, First Solar, Nike….là các doanh nghiệp đi tiên phong và điển hình trong mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo (RE100) và họ đang bắt đầu hái quả ngọt.

Tiêu biểu như Apple, họ đã bắt đầu hành trình sử dụng năng lượng sạch cách đây gần một thập kỷ bằng cách chuyển các trung tâm dữ liệu của mình sang điện tái tạo. Kể từ đó, công ty đã trở thành công ty hàng đầu thế giới trong việc sử dụng năng lượng tái tạo cho hoạt động kinh doanh vì thế họ luôn giữ vững là một thương hiệu được ngưỡng mộ nhất thế giới.

Cải thiện chất lượng điện năng:

Hệ thống điện mặt trời trong các nhà máy sản xuất sẽ giúp chất lượng điện năng của hệ thống điện nhà máy được cải thiện tốt hơn.

Vì điện mặt trời tiêu thụ tại chỗ hạn chế tổn thất điện do truyền tải, điện mặt trời kết hợp pin lưu trữ năng lượng có thể giúp điều tần và điều áp rất hiệu quả, không chỉ cho nhà máy sản xuất mà ngay cả cho quy mô lưới điện.

Làm mát không gian bên trong nhà máy:

Ngoài các lợi ích trên thì khi lắp điện mặt trời trên nóc của nhà máy nó sẽ đóng vai trò như một tấm chắn chống nắng chiếu trực tiếp xuống mái tole, điều đó sẽ giúp làm mát không gian bên dưới nhà máy, đồng nghĩa giúp tiết kiệm năng lượng làm mát.

Giải pháp thay thế máy phát điện Diesel trong tương lai:

Điện mặt trời kết hợp với pin lưu trữ năng lượng (BESS: Battery Energy Storage System) là một giải pháp rất hứa hẹn để thay thế cho máy phát điện dự phòng trong các nhà máy.

Trong một kịch bản không sử dụng nhiên liệu hoá thạch thì BESS hiện nay đã chứng minh có thể thay thế cho máy phát điện dự phòng Diesel.

Công suất lắp đặt và sản lượng điện

Nhà máy điện mặt trời có thể được xem như một máy phát điện chạy bằng xăng hoặc dầu, nó thực chất là một máy phát điện dựa trên Inverter, trong khi nhiên liệu để vận hành máy phát điện truyền thống là dầu hoặc xăng thì nhiên liệu để vận hành hệ thống điện mặt trời là nắng (ánh sáng).

Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm cơ bản.

kWp – Công suất của nhà máy điện mặt trời thường được sử dụng là KWp (kilowatt peak) là tổng công suất của các tấm quang điện, nó là công suất cực đại của hệ thống PV, đôi khi được gọi là công suất DC.

kW  – Là công suất định mức ngõ ra của các inverter hay còn được gọi là công suất AC ngoài ra KiloWatt (kW) được sử dụng để biểu thị công suất của thiết bị điện hoặc máy phát điện.

kWh – Hay kilowatt-giờ là năng lượng được cung cấp bởi một kiliwatt điện trong một giờ, Kilowatt – giờ là đơn vị thanh toán chung cho năng lượng điện được cung cấp bởi các công ty điện lực.

Hiệu suất – Hiệu suất (efficiency) của tấm quang điện là tỷ phần trăm năng lượng mặt trời chiếu vào tấm quang điện được chuyển đồi thành điện năng sử dụng được.

Ví dụ nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm quang điện có hiệu suất 20% thì có nghĩa là 20% năng lượng của mặt trời sẽ chuyển thành điện năng có thể sử dụng.

Diện tích tấm quang điện và diện tích lắp đặt

Tấm quang điện ngày nay có công suất lớn hơn trên mỗi đơn vị diện tích, điều đó đồng nghĩa với việc tiết kiệm diện tích lắp đặt hơn.

Ví dụ: tấm pin 575 Wp của hãng JA này có diện tích là 2,58 m2 suy ra 1 kWp sẽ là 4,487 m2.

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Trung bình cần 6500 m2 x 7000 m2 để lắp đặt hệ thống có công suất 1 MWp.

Trong thực tế lắp đặt còn có các khe hở đế lắp các kẹp (mid claim) và chừa các lối đi để vệ sinh, đồng thời tuân thủ theo quy định an toàn và PCCC vì vậy diện tích này cần nhân với một hệ số K = 1.25 hoặc 1.3.

Trung bình diện tích lắp đặt 7m2/kWp cho điện mặt trời bố trí trên mái nhà của Nhà máy.

1 MWp tạo ra bao nhiêu điện?

Khả năng sản xuất điện phụ thuộc vào ba yếu tố chính là vùng nắng, công nghệ, và lắp đặt.

Các nhà máy lắp đặt ở các khu vực địa lý có nhiều nắng như miền Trung, Tây Nguyên sẽ sản xuất nhiều điện hơn ở miền Nam và miền Bắc.

Công suất Sản lượng điện (kWh/năm)
Miền Trung Miền Nam Miền Bắc
1 MWp 1.584.000 1.440.000 1.080.000

Sản lượng điện tạo ra cho công suất 1 MWp trung bình như bảng trên

Lựa chọn công nghệ

Theo NREL Hoa Kỳ thì hiện nay có bốn loại công nghệ quang điện gồm pin mặt trời silicon, pin mặt trời màng mỏng (Thin-Film Solar Cells, pin mặt trời thế hệ thứ III (III-V Solar Cells), và pin mặt trời thế hệ tiếp theo (perovskites).

Tuy nhiên theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA thì Polysilicon kết tinh vẫn là công nghệ thống trị cho các mô-đun PV, với hơn 95% thị phần [6] Việc chuyển đổi sang các tấm mỏng đơn tinh thể hiệu quả hơn đã tăng tốc vào năm 2021, với công nghệ này chiếm gần như toàn bộ quá trình sản xuất PV kết tinh. Song song, thiết kế tế bào hiệu quả hơn (PERC) cũng đang mở rộng sự thống trị của mình với gần 75% thị phần. Các thiết kế tế bào mới thậm chí còn có hiệu suất cao hơn (sử dụng các công nghệ như TOPCon, tiếp xúc dị vòng và tiếp xúc ngược) đã giúp mở rộng sản xuất thương mại và chiếm khoảng 20% ​​thị trường vào năm 2021 và tiếp tục tăng tốc trong năm 2022.

Hình bên dưới là tấm quang điện Tiger NEO 625 Wp, N – Type TOPCON của hãng JINKO là một trong những hãng sản suất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới.

Trong tấm quang điện Silicon thì công nghệ N – Type hay còn gọi là công nghệ TopCon sẽ chiếm ưu thế trong vài năm tới.

THÔNG SỐ TẤM PIN HÌNH ẢNH
Hãng chế tạo JINKO/JA Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết
JINKO 625 1248
Công suất cực đại (Wp) 625
Điện áp hở mạch (VoC) [V] 55.7 V

Hiệu suất [%]

≥ 22.36%

Kích thước 2465 x 1134 x 35mm
Trọng lượng (kg) 30.6

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Perovskites được nhiều người coi là nền tảng tiềm năng cho pin mặt trời thế hệ tiếp theo, thay thế silicon vì quy trình sản xuất dễ dàng hơn, chi phí thấp hơn và tính linh hoạt cao hơn.

Về biến tần mặt trời thì trên thị trường của thế giới hiện nay có một số hãng chế tạo nổi tiếng với công nghệ và độ tin cậy đã được chứng minh như SMA (Đức), SolarEdge (Israel),  Huawei và Sungrow của Trung Quốc.

1. Tấm quang điện cấp 1 là gì ?

Tấm quang điện cấp 1 hay còn gọi là Tie – 1 là tấm quang điện do các nhà sản xuất lớn, đáng tin cậy sản xuất.

Phân loại này ban đầu được BloombergNEF tạo ra vào năm 2012. Đây không phải là một hệ thống để đánh giá chất lượng của các tấm quang điện – nó thực sự là thước đo ‘khả năng thanh toán’ và chỉ dựa trên các tiêu chí tài chính . 

Tuy nhiên, nhiều người trong ngành năng lượng mặt trời nhận thấy danh sách Cấp 1 là một cách tuyệt vời để xác định các thương hiệu sản xuất tấm quang điện tốt. 

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

10 nhà sản xuất năng lượng mặt trời hàng đầu – tất cả các công ty cấp 1 – chiếm 70,3% thị phần tấm pin mặt trời vào năm 2020. Nguồn dữ liệu: Solar Edition.

Ví dụ Longi, JA, Jinko, Canadian, Trina Solar, First Solar…..là những nhà sản xuất Cấp 1 lớn nhất thế giới.

2. Tấm quang điện cấp 1 có phải là tấm quang điện tốt nhất thế giới không?

Trên thực tế, tất cả các thương hiệu tấm quang điện tốt nhất hiện nay đều là nhà sản xuất Cấp 1 hoặc đã được phân loại là Cấp 1 trong quá khứ.  

Một số ví dụ về nhà sản xuất Cấp 1 như Sunpower (Mỹ), First Solar (Mỹ), Qcells (Korea), Canadian Solar (Canada), JA, Longi, Jinko (Trung Quốc)….

Dưới đây là những đặc điểm chung của các thương hiệu tấm pin mặt trời Cấp 1: 

  • Sản xuất tấm quang điện từ 5 năm trở lên.
  • Được niêm yết công khai trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc có bảng cân đối kế toán mạnh và ổn định.
  • Có quy trình sản xuất hoàn toàn tự động và mức độ tích hợp dọc cao.
  • Đầu tư đáng kể vào việc tiếp thị thương hiệu của họ.
  • Có uy tín về chất lượng và dịch vụ.

3. Tấm pin mặt trời cấp 2 là gì?

‘Tấm quang điện cấp 2’ là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tất cả các tấm quang điện không phải Cấp 1. 

BloombergNEF chỉ tạo ra các tiêu chí dùng để xác định các công ty năng lượng mặt trời Cấp 1. Do đó, không có danh sách chính thức về các công ty năng lượng mặt trời Cấp 2 hoặc Cấp 3. 

Tuy nhiên, những người trong ngành năng lượng mặt trời cần một thuật ngữ dễ hiểu để mô tả tất cả các nhà sản xuất không thuộc Cấp 1 và Cấp 2 là thuật ngữ chung không chính thức được sử dụng.

Về công nghệ Inverter thì các nhà sản xuất SMA (Đức), SolarEdge (Israel), Huawei, Sungrow (Trung Quốc) luôn được đánh giá cao trong phân khúc điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp.

Chi phí và thời gian hoàn vốn

Ngược dòng thời gian giá tấm quang điện đã trở nên phải chăng hơn bao giờ hết, nếu như năm 1955 khi công ty Hofman Electronics ở Hoa Kỳ được cấp phép thương mại các tấm quang điện đầu tiên có hiệu suất khoảng 2% và giá thì không thể tin nổi 1.785 USD/Watt.

Đến năm 1975 những tấm quang điện có giá khoảng 115,3 USD/Watt, năm 2010 giá giảm xuống 2,15 USD/Watt, 2021 giá chỉ còn 0,27 USD/Watt, năm 2022 là < 0,20 USD/Watt.

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Giá tấm quang điện liên tục giảm từ năm 1975 đến nay – nguồn NREL Hoa Kỳ

Suất đầu của hệ thống dĩ nhiên cũng giảm theo giá tấm quang điện bởi vì giá tấm quang điện chiếm tới 55% đến 65% chi phí của hệ thống.

Tổng chi phí đầu tư cho một nhà máy điện mặt trời phụ thuộc vào công nghệ, thương hiệu (brand name), nơi sản xuất (made in), công suất lắp đặt, và công ty lắp đặt.

Theo một nguyên tắc lắp công suất càng lớn thì giá trên mỗi kWp càng rẻ, sở dĩ như vậy bởi giảm chi phí tấm solar, chi phí inverter, chi phí vận chuyển và nhập khẩu, chi phí quản lý, chi phí liên quan đến giấy phép.

Công suất Suất đầu tư (VNĐ)

100 kWp đến ≤ 300 kWp

13 triệu - 15 triệu

300 kWp đến ≤ 500 kWp

12 triệu - 14 triệu

500 kWp đến ≤ 800 kWp

11 triệu - 13 triệu

800 kWp đến ≤ 1000 kWp

13 triệu - 15 triệu

Bảng suất đầu tư cho một nhà máy điện mặt trời hiện nay

Phân bổ theo tỷ lệ phần trăm của thành phần chi phí tham chiếu bảng bên dưới

BẢNG TỶ LỆ CHI PHÍ

BẢNG TỶ LỆ CHI PHÍ
STT Nội dung Công suất (kWp) Tỷ lệ chi phí (%)
1 Chi phí thiết bị 1000 60%
2 Chi phí vật tư 1000 25%
3 Chi phí xây lắp 1000 8%
4 Chi phí O&M 1000 2%
5 Chi phí khác 1000 5%

Bảng phân bổ tỷ lệ chi phí đầu tư

Thời gian hoàn vốn trung bình khoảng 3,5 năm cho khu vực Miền Trung, 4 năm cho Miền Nam và hơn 5 năm cho Miền Bắc.

Tuổi thọ và vận hành

Sự tiến bộ của công nghệ sản xuất kéo theo sự cải tiến về hiệu quả thiết bị và tuổi thọ hệ thống.

Căn cứ vào các nhà máy điện mặt trời đã vận hành trên khắp thế giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, nhà máy điện mặt trời ngày nay được cho rằng có tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm đến 40 năm.

Hầu hết các nhà sản xuất tấm quang điện Cấp 1 đều tăng thời gian bảo hành dài hơn trước đây, cụ thể các tấm quang điện sẽ được bảo hành vật lý 15 năm và bảo hành hiệu suất 30 năm, cá biệt một số nhà sản xuất lớn của Mỹ như Sunpower, Solar City tuyên bố bảo hành 40 năm cho sản phẩm của họ,

1. Bảo hành hệ thống điện mặt trời là gì?

Bao gồm bảo hành thiết bị theo chính sách của Nhà sản xuất và bảo hành lắp đặt theo chính sách của công ty lắp đặt.

Bảo hành tấm quang điện được chia thành hai loại bảo hành là bảo hành vật lý và bảo hành hiệu suất.

Bảo hành vật lý có thể hiểu là bảo hành vật liệu cấu tạo nên tấm quang điện như hộp đấu dây (Junction Box), tế bào quang điện (solar cell), tấm nền mặt lưng, khung nhôm, kính bảo vệ, tấm nền EVA Film….

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Bảo hành hiệu suất là một cam kết chất lượng từ nhà sản xuất rằng tấm quang điện vẫn có thể làm việc tốt ở một công suất cụ thể sau hàng chục năm lắp đặt.

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Ví dụ nhà sản xuất Jinko Solar tuyên bố bảo hành hiệu suất 87.4% sau 30 năm điều đó có ý nghĩa là sau khi lắp đặt 30 năm tấm quang điện vẫn còn chạy tốt nhưng khả năng làm việc chỉ còn hơn 87% so với ban đầu.

2. Bảo hành hệ thống là gì ?

Hầu hết các hệ thống điện mặt trời trên thực tế không được lắp đặt bởi các nhà sản xuất tấm quang điện mà do các công ty lắp đặt, thường gọi là các Nhà Thầu EPC và việc bảo hành hệ thống sẽ do các công ty EPC này quy định.

Thông thường thời gian bảo hành từ một đến năm năm và sẽ được quy định trong hợp đồng, trong thời gian bảo hành nếu hệ thống có sự cố lỗi hoặc hư hỏng thiết bị thì công ty lắp đặt sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa không tính phí.

Chính sách bảo hành hệ thống của LITHACO là 10 năm, trong thời hạn bảo hành mọi vấn đế liên quan đến vận hành và bảo trì là miễn phí. Sau thời gian trên các khách hàng có thể tự tổ chức vận hành và bảo tri hoặc ký hợp đồng vận hành và bảo trì với LITHACO hoặc bất kỳ một công ty có chuyên môn khác.

Nó tiết kiệm bao nhiêu?

Bằng cách lấy sản lượng điện do nhà máy sản xuất được (kWh) nhân với giá điện của công ty cung cấp điện sẽ tính được chi phí tiết kiệm hàng tháng và hàng năm.

Bảng giá điện EVN cho ngành sản xuất cấp điện áp từ 22 KV đến dưới 110 KV

Giá điện sản xuất Giá EVN (VNĐ) không VAT Giá EVN (VNĐ) có VAT
Giờ bình thường 1,604 1,732.32
Giờ cao điểm 2,959 3,195.72
Giờ thấp điểm 1,037 1,119.96
Giá điện bình quân ban ngày 2,025

Bảng giá điện EVN cho ngành sản xuất cấp điện áp từ 22 KV đến dưới 110 KV

Bảng ước tính chi phí tiết kiệm cho hệ thống CS 1 MWp

Công suất (kWp) Sản lượng điện sản xuất
Miền Trung Miền Nam Miền Bắc
1000 1.584.000 1.440.000 1.080.000
Công suất (kWp) Tiết kiệm (VNĐ)
Miền Trung Miền Nam Miền Bắc
1000 3.207.600.000 2.916.000.000 2.187.000.000

Bảng ước tính chi phí tiết kiệm cho hệ thống CS 1 MWp

Lưu trữ năng lượng

Hệ thống điện mặt trời sản xuất rất nhiều năng lượng vào lúc giữa trưa, trong khi phụ tải phần lớn của các nhà máy giảm do nghỉ trưa vì vậy hệ thống pin lữu trữ năng lượng (Battery Energy Storage System – BESS) sẽ tích trữ năng lượng dư thừa ở thời điểm này và xả ra để sử dụng sau đó để tránh lãng phí năng lượng.

Ngoài ra BESS có thể thay thế máy phát điện dự phòng, UPS để làm nhiệm vụ dự phòng khi cúp điện, nó giúp ổn định điện áp, ổn định tần số, dịch chuyển phụ tải, cạo cao điểm, ngoài ra bằng cách sạc năng lượng khi điện mặt trời dư thừa vào buổi trưa và xả ra sử dụng vào buổi tối nó giúp các chủ đầu tư sử dụng tối đa điện mặt trời. Một số công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) tham gia kinh doanh chênh lệch giá điện, cụ thể sạc vào giờ thấp điểm (22 giờ đến 4 giờ sáng) khi giá điện rẻ và xả ra để bán điện vào giờ cao điểm khi điện có giá cao.

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Ưu điểm của BESS là nó vận hành an toàn, hiệu quả, không gây tiếng ồn.

Thời gian đáp ứng khi cúp điện rất nhanh và tự động, dung lượng lưu trữ và thời gian lưu trữ rất linh hoạt dễ dàng thiết kế và mở rộng trong tương lai.

Tuổi thọ BESS hiện nay từ 10 đến 20 năm phụ thuộc vào công nghệ chế tạo của Nhà sản xuất, công nghệ Lithium – Ion vẫn sẽ thống trị thêm vài năm tới, trong khi công nghệ Na – S hoặc Na – Ion sẽ là công nghệ thay thế đầy hứa hẹn bởi tính sẵn có, an toàn và chi phí thấp.

Với tỷ lệ lưu trữ năng lượng hợp lý, thí dụ hệ thống điện mặt trời 1 MWp + BESS 400 KWh (tỷ lệ lưu trữ 10%) hoặc 1 MWp + BESS 600 KWh (lưu trữ 15%) sẽ giúp Nhà máy điện mặt trời hoạt động hiệu quả hơn và với hệ thống như vậy thời gian hoàn vốn nhanh hơn hệ thống điện mặt trời không có tích trữ năng lượng.

Tỷ lệ điện xanh

Tỷ lệ điện xanh là tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trong tổng mức năng lượng tiêu thụ của Nhà máy.

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Điện mặt trời cho Nhà máy công nghiệp - Mọi điều bạn cần biết

Ví dụ một Nhà máy ở miền Bắc trung bình mỗi năm mức tiêu thụ điện là 5 triệu kWh, lắp hệ thống điện mặt trời có công suất 1250 KWp, tạo ra 1,380,000 kWh mỗi năm như vậy Nhà máy này có tỷ lệ sử dụng điện xanh là khoảng 28%.

Ngoài ra hệ thống này sẽ góp phần giảm 1000 tấn khí thải Carbon Dioxide (CO2) và quy đổi ra được 1000 tín chỉ các bon (tín chỉ I-REC).


Hãy để LITHACO đồng hành cùng các bạn trong hành trình chuyển đổi năng lượng, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các cách sau:

Bình luận