Nhận vận hành và bảo trì hệ thống điện mặt trời

Điện mặt trời ở Việt nam đã phát triển ngoạn mục sau năm 2020. Nếu như năm 2018 Việt Nam chỉ mới lắp đặt 105 MW, 2019 là 4900 MW (4,9 GW) thì đến hết năm 2020 tổng công suất điện mặt trời của Việt Nam đã được 16,6 GW và Việt Nam chính thức lọt vào Top 10 các quốc gia lắp điện mặt trời nhiều nhất thế giới.

Nguyên nhân :

Ngày 6 tháng 4 năm 2020 chính phủ ban hành Quyết định 13/QĐ/CP về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam và có hiệu lực từ 22/5/2020, quyết định này còn được gọi là Fit 2. Theo đó có ban hành giá mua điện mặt trời mái nhà (công suất không quá 1MW hoặc 1.25MWp) với giá là 8.38 cents/KWh.
Sau khi Fit 2 ra đời không lâu thì bắt đầu có cuộc chạy đua lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà bao gồm nhà dân, mái nhà xưởng, mái nhà trang trại.

Đặc biệt mô hình điện mặt trời kết hợp mái nhà trang trại phát triển rất nhanh tập trung nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh miền tây.

Mỗi hệ thống có công suất lắp đặt là 1MW/1.25MWp đấu nối vào từng trạm biến áp 1000KVA hoặc 1250KVA và chủ đầu tư thường lập một công ty mới để đứng pháp nhân xin thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện với EVN.

Nhiều trường hợp chủ đầu tư lắp đặt từ 2MW đến 10 MW thì chia nhỏ ra nhiều pháp nhân và mỗi pháp nhân đứng tên một dự án.
Thiết bị tấm pin hầu hết được sản xuất tại Trung Quốc gồm các nhãn hiệu như JA, Jinko, Longi, Trina Solar, GCL, Sunergy, Canadian, Qcells, ….công suất tấm pin được lựa chọn thường 400, 440, 450, 460, 465 Watt đến 540 Watt trên tấm.

Các biến tần như Sungrow, Huawei, INVT, Sineng, Solis, Goodwe, Kaco, SMA…  chỉ trừ KACO và SMA đa số cũng được sản xuất từ Trung Quốc.
Vật tự phụ như thanh rail nhôm, cáp DC, đầu nối MC4 đa phần sản xuất từ Trung Quốc.
Do thời hạn hiệu lực của chính sách quá gấp rút vì vậy nhiều dự án hoặc cụm dự án được thi công rất vội vàng.

Thậm chí có dự án sử dụng nhiều hãng pin và inverter khác nhau, kể cả trong một hệ thống đôi khi lắp đặt các tấm pin có công suất khác nhau vì lý do hút hàng cuối năm nên các chủ đầu tư mua theo kiểu gôm hàng cho đủ pin để lắp đặt ở giai đoạn đua nước rút thời điểm tháng 12 để kịp hoàn thành đóng điện.

Các vấn đề gặp phải :

Sau gần 2 năm hoạt động các hệ thống bắt đầu gặp một số vấn đề về vận hành và dẫn đến mất sản lượng.

Các lỗi thường gặp hầu hết có liên quan đến cáp DC, và đầu nối MC4, biến tần và lỗi do thi công lắp đặt.

Về cáp DC :

Thống kê của chúng tôi có các lỗi thường gặp như cáp bị tróc vỏ, chuột cắn, chuỗi dây (string dây) không đúng.

Cáp DC bị tróc vỏ có thể gây ra ngắn mạch DC làm ngắt kết nối. Lỗi ngắn mạch DC sinh ra quá điện áp rất lớn tạo ra hồ quang và có thể gây ra nguy cơ hỏa hoạn.

Về đầu nối MC4 :

Đầu cáp không tiếp xúc dẫn đến sinh nhiệt rồi cháy, chạm nước hoặc bị hơi ẩm thâm nhập, bấm đầu coss không tiếp xúc…

Về inverter :

Báo lỗi do sét lan truyền làm hỏng thiết bị điện tử bên trong, do tiếp địa không đúng kỹ thuật, cháy quạt làm mát, hoạt động kém hiệu quả do giải nhiệt không tốt, côn trùng thâm nhập, hơi ẩm thâm nhập…

Về tấm pin thì có trường hợp tấm pin bị bể kiếng hoặc rạn kiếng bảo vệ do bắn chim, đá rơi, che bóng, bụi bám….và dĩ nhiên các lỗi trên cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng.

Cáp AC :

Một số dự án chọn lựa cáp nhôm hoặc đồng không đủ tiết diện dẫn đến cáp quá nóng gây lỗi hệ thống. Thông thường trường hợp này biến tần sẽ ngắt kết nối và báo lỗi, trường hợp khác biến tần không ngắt kết nối có thể dẫn đến cháy nổ.

Mạng wifi :

Mạng wifi yếu không giám sát hệ thống vận hành được cũng tiềm tàng gây rủi ro cho các chủ đầu tư vì đôi lúc hệ thống đang ngưng phát điện vì lý do gì đó nhưng các chủ đầu tư không hay biết.

Trong các lỗi thường gặp thì theo đánh giá của chúng tôi xuất phát từ thiết bị vật tư kém chất lượng : cáp DC kém chất lượng dễ bong tróc vỏ do cọ sát hoặc do nhiệt tác động của nắng, nhiệt…

Tay nghề lắp đặt : chuỗi dây sai, bấm coss không tiếp xúc tốt, lắp pin không đúng góc nghiêng, bắt bat không chắc chắn…tiếp địa không đúng hoặc thiếu, đấu nối không đúng kỹ thuật, bắt bát kẹp pin thiếu chắc chắn…

Về vận hành :

Để tiết kiệm chi phí nhiều chủ đầu tư chọn cách tự vận hành, bố trí một kỹ thuật nếu có sẳn người, hoặc tuyển dụng một nhân viên học ngành kỹ thuật điện hoặc ngành có liên quan. Cách làm này không có gì sai, tuy nhiên hầu hết các dự án lựa chọn cách tự vận hành gặp nhiều khó khăn khi hệ thống bị sự cố hoặc thời gian khắc phục sự cố diễn ra lâu do người phụ trách vận hành không đủ phương tiện máy móc thiết bị để xử lý khắc phục sự cố lỗi.

Đó là trường hợp đã tìm được chính xác lỗi. Đa phần các lỗi sẽ không được phát hiện hoặc biết hệ thống đang báo lỗi thậm chí đang ngừng phát điện nhưng không tìm được nguyên nhân.

Có một số trường hợp biến tần lúc chạy lúc tắt. Tất cả các trường hợp đều dẫn đến một kết quả là mất sản lượng đồng nghĩa chủ đầu tư đang bị mất tiền.

Vậy tại sao chủ đầu tư dự án điện mặt trời nên cần đơn vị O&M ?

1. Chẩn đoán lỗi trước khi nó xảy ra theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.
2. Khi hệ thống báo lỗi dễ dàng tìm ra nguyên nhân để xử lý trúng vấn đề do đội ngũ có nhiều kinh nghiệm và có đầy đủ thiết bị hỗ trợ cụ thể các phần mềm quản lý dự án ĐMT điều có chức năng tự động AI (trí tuệ nhân tạo)
3. Xử lý sự cố nhanh chóng và dễ dàng do có team có tay nghề thực hiện
4. Có thiết bị, vật tư ứng trước để thay thế tạm thời trong khi chờ chủ đầu tư mua để thay thế.
5. Có giải pháp giúp các dự án nâng cao hiệu quả sản xuất của hệ thống.
6. Chi phí rẻ hơn chi phí trả lương cho nhân viên kỹ thuật mà chủ đầu tư tự tuyển dụng.

Phạm vi công việc vận hành và bảo trì :

I/ Giám sát và theo dõi hệ thống điện năng lượng mặt trời         

Giám sát hiệu suất của hệ thống điện mặt trời (ĐMT)

Phát hiện lỗi và chẩn đoán vấn đề (bệnh) của hệ thống

Kiểm tra định kì và đánh giá tại nhà máy (theo lịch bảo trì)

Giám sát nhà máy từ xa qua Camera (Truy cập vào Camera giám sát hệ thống của Chủ Đầu Tư để theo dõi)

Tích hợp lưới điện (kiểm soát công suất, điện áp, tần số..) Sắp xếp lịch cắt điện theo đề xuất của EVN

Phạm vi công việc của dịch vụ (Scope of works)

Nhận vận hành và bảo trì hệ thống điện mặt trời

Kỹ thuật LITHACO đang khắc phục lỗi một dự án điện mặt trời

II/ Sửa chữa, khắc phục hệ thống                   

Đáp ứng trong vòng 24h; không giới hạn số lần.                                 

Phục hồi sản xuất của hệ thống ĐMT

Kiểm tra, khắc phục lỗi của hệ thống

Thay thế các biến tần, tấm pin quang điện hoạt động kém hiệu quả

Thay thế các thiết bị khác khi có yêu cầu

III/ Bảo trì dự báo                                                         

Xác định xu hướng hệ thống và báo cáo phân tích. (mỗi tháng 1 lần)

Lên kế hoạch và đưa ra những hành động ngăn ngừa.

Đưa ra các dự báo.

IV/ Bảo trì hệ thống (định kỳ)                                                         

Bảo trì phòng ngừa hệ thống gồm :

Bảo trì Inverter, các điểm đấu nối, bộ lọc, cầu chì, nâng cấp và cập nhật mềm, kiểm tra quạt tản nhiệt ….

Bảo trì tủ đấu nối DC, các điểm đấu nối và kiểm tra kín nước.

Kiểm tra tủ AC, MCCB và các điểm đấu nối bằng máy Scan nhiệt

Tấm pin: Kiểm tra tấm pin và các điểm đấu nối MC4

Hệ thống khung đỡ, bát treo, kẹp, lối đi: Kiểm tra ốc xiết, độ ăn mòn kim loại, sự chắc chắn khi có rung lắc (Nhà thầu cung cấp vật tư phụ: Sơn, vít bắn, dẻ lau …)

Mạch điện: Theo dõi, kiểm tra đường đặc tính, hình ảnh nhiệt bằng camera hồng ngoại

Kiểm tra hệ thống tiếp địa, chống sét

V/ Vệ sinh thiết bị tại nhà máy         

Vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

Vệ sinh inverter

Vệ sinh tủ điện AC

Kiểm soát loại bỏ cây cỏ, rêu bám, tổ chim, tổ mối.. trong nhà máy.

Bảo trì các hệ thống khác liên quan đến ĐMT (camera giám sát, internet, lưu trữ,..) Nâng cấp & cải tiến hệ thống.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm công ty vận hành và bảo trì hệ thống điện mặt trời vui lòng liên hệ Lithaco:

Tổng đài: 1900 25 25 27

Email: info@lithaco.com

Hotline: 094 181 2233 hoặc 0918 886 502

 

Dịch vụ vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

3 Bình luận

  1. Long viết:

    Cần tư vấn O&M cho hệ thống 850kW

  2. Hồ Sỹ Định viết:

    Cần đơn vị vận hành bảo trì O&M dự án Solar

Bình luận