Giải pháp điện mặt trời cho các doanh nghiệp dệt may
Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam có hơn 5000 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 2,5 triệu lao động.
Tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may cũng gặp một số thách thức và khó khăn như gánh nặng về chi phí năng lượng, mất đơn hàng từ các đối thủ (Trung Quốc, Bangladesh), thuế các bon, chính sách hỗ trợ của chính phủ…
Vậy giải pháp nào để ngành dệt may vượt qua thách thức và phát triển nhanh bền vững?
Các giải pháp vĩ mô phụ thuộc vào chính sách điều hành của chính phủ, cơ hội kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như dịch bệnh, chuỗi cung ứng, chiến tranh…các yếu tố này rất khó lường. Tuy nhiên có một giải pháp mà tất cả các doanh nghiệp dệt may có thể thực hiện được ngay, nhanh chóng, không tốn chi phí nhưng lợi ích thì vô cùng to lớn đó chính là thực hiện việc chuyển đổi xanh và đây chính là chìa khoá của mọi vấn đề.
Vì sao chuyển đổi xanh, cụ thể là lắp điện mặt trời trên các mái nhà doanh nghiệp lại quan trọng như vậy?
Công nhân LITHACO đang vệ sinh hệ thống điện mặt trời 2 MW của Nhà máy sản xuất sợi
(Công ty TNHH VN Paihong KCN Bàu Bàng Bình Dương)
Điện mặt trời có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tới 30% chi phí năng lượng?
Thật vậy, các doanh nghiệp dệt may, nhất là các doanh nghiệp may gia công thường có diện tích mái nhà lớn đang bị lãng phí (mặt bằng) và nhiên liệu trời cho (nắng) vì vậy có thể tận dụng để lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất lớn chi phí năng lượng.
Trước hết điện mặt trời hiện nay đang rẻ hơn điện lưới quốc gia từ 15% đến 35% tuỳ thuộc vào vị trí địa lý của doanh nghiệp.
Thứ hai, các tấm quang điện phủ lên mái nhà sẽ giúp làm mát không gian làm việc bên dưới, Theo một nhóm các nhà nghiên cứu do Jan Kleissl, giáo sư kỹ thuật môi trường tại Trường Kỹ thuật UC San Diego Jacobs đăng trên tạp chí Solar Energy thì các tấm pin đã giảm khoảng 38% lượng nhiệt truyền tới mái nhà và điều này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng để làm mát nhà xưởng, chi phí này thoạt trông có vẽ không nhiều nhưng nó là con số rất lớn.
Hàng hoá cạnh tranh nhờ chuyển đổi xanh
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới nhờ vào việc kiểm soát tốt dịch bệnh, tận dụng tốt đơn hàng xuất khẩu đồ bảo hộ, đồ phòng chống dịch COVID-19.
Tuy nhiên dự báo trong năm 2022, Bangladesh sẽ lấy lại vị trí số 2 của Việt Nam (xếp sau Trung Quốc).
Câu chuyện Bangladesh vượt qua mặt Việt Nam trong năm 2022 có nhiều nguyên nhân như kiểm soát dịch bệnh, ưu thế dân số (168 triệu dân), nhân công giá rẻ còn có một nguyên nhân quan trọng đến từ việc quốc gia này đã nhanh chân đầu từ mạnh mẽ vào chuyển đổi xanh ngành dệt may.
Thậy vậy, Bangladesh đã nhanh chân trong thực hiện chiến lược “xanh hóa” dệt may. Họ thay đổi bộ mặt cho ngành dệt may rất nhanh, các nhà máy trước đây điều kiện tồi tàn, thậm chí là có tai nạn lao động, nhưng đến nay nhiều nhà máy của họ đáp ứng được tiêu chuẩn xanh khắt khe do các khách (phần lớn là các nước G20) và EU yêu cầu.
Cụ thể theo thedailystar.net Bangladesh có 148 nhà máy may mặc xanh dẫn đầu về Thiết kế Năng lượng và Môi trường (LEED : Leadership in Energy and Environmental Design), được chứng nhận bởi Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (the US Green Building Council). Chín (9) trong số 10 nhà máy xanh của ngành dệt may hàng đầu thế giới được đặt tại Bangladesh. Ngoài ra, 40 trong số 100 dự án công nghiệp xanh hàng đầu trên thế giới nằm ở Bangladesh. Hơn 500 nhà máy đang được chuẩn bị để đạt được trạng thái nhà máy xanh. Cần lưu ý rằng trong một môi trường cạnh tranh về chi phí cao, đó là một thách thức để trở thành công ty được chứng nhận LEED được thiết kế và xây dựng theo cách sử dụng ít năng lượng và nước hơn, có chất lượng không khí trong nhà tốt và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bangladesh hiện là nhà vô địch toàn cầu trong lĩnh vực quần áo “xanh”, thân thiện với môi trường. Hơn nữa, quốc gia này có khả năng phục vụ số lượng lớn hàng hóa vì các nhà đầu tư địa phương đã đổ rất nhiều tiền vào lĩnh vực này trong những năm qua, đồng thời hàng may mặc nước này đã nhận được mức giá cao hơn trong 2 – 3 năm trở lại đây nhờ vào thành tựu của việc chuyển đổi xanh này.
Câu chuyện thành công của Bangladesh sẽ là bài học quý báo cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyến đổi xanh của ngành dệt may. Và biết đâu tuy chậm chân một chút nhưng Việt Nam lại vượt lên để dẫn đầu.
Phòng vệ tăng giá năng lượng trong tương lai
Về chi phí năng lượng hiện nay trên thế giới rất dễ nhận thấy có hai xu hướng đang diễn ra. Thứ nhất giá nhiên liệu hoá thạch ngày càng đắt đỏ do các nguồn tài nguyên này đã tới giới hạn và khai thác ngày càng khó khăn, cộng thêm chiến tranh và thương chiến kinh tế giữa các nước lớn, đứt gãy chuỗi cung ứng. Xu hướng thứ hai giá năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) ngày càng rẻ hơn vì tính luôn sẳn có, và miễn phí, đồng thời công nghệ khai thác đã rất phát triển và cơ hội thị trường dẫn đến việc sản xuất lớn, yếu tố sản xuất lớn đã làm cho các tấm quang điện và thiết bị của điện mặt trời và điện gió rẻ chưa từng có trong lịch sử và xu hướng giá rẻ này sẽ không dừng lại trong tương lai.
Vì vậy đầu tư vào năng lượng tái tạo để tự chủ năng lượng và cũng là một giải pháp phòng vệ tăng giá năng lượng trong tương lai.
Thuế các bon :
Thị trường chính của ngành dệt may là xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…trong khi hiện nay các quốc gia này ngày càng áp dụng mức thuế các bon nghiêm ngặt và rất cao. Vì vậy doanh nghiệp nào chậm chân chuyển đổi năng lượng sẽ bị gánh nặng thêm chi phí từ việc đánh thuế này và và rất khó cạnh tranh so với các đối thủ và nguy cơ bị tụt lại phía sau là điều dự báo trước.
Việt Nam đã cam kết tại COP26 sẽ trung hoà các bon vào năm 2050, nếu ngày đó diễn ra thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Vấn đề là ngày đó còn rất xa, vì vậy tự các doanh nghiệp nên hành động.
Vấn đề của vấn đề là tiến đâu để chuyển đổi xanh?
Có hai giải pháp : nhà nước hỗ trợ (thông qua các ngân hàng) hoặc doanh nghiệp tự xoay sở để kiếm tiền đầu tư. Cả hai giải pháp đều bất khả thi trong giai đoạn khủng hoảng (dịch bệnh, chính trị và kinh tế) này.
Vậy giải pháp nào cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh mà không cần bỏ vốn?
Đó là chương trình lắp điện mặt trời 0 đồng của LITHACO và các đối tác quốc tế.
Chúng tôi, với hơn 15+ năm kinh nghiệm và luôn đi tiên phong trong lĩnh vực năng lượng mới, và các đối tác quốc tế của chúng tôi mong muốn đồng hành cùng Quý doanh nghiệp để hoàn thành mục tiêu này.
Chúng tôi sẽ giúp Quý Doanh nghiệp sở hữu một nhà máy điện mặt trời miễn phí và có tuổi thọ lên đến 30 năm, và năng lượng từ các nhà máy điện mặt trời này sẽ có giá rẻ hơn từ 15% đến 35% so với lưới điện, mức giá rẻ nhiều hay ít tùy thuộc vào vùng nắng .
Chúng tôi và đối tác có thể giúp Quý công ty đạt được chứng chỉ xanh để hàng hoá cạnh tranh được với các đối thủ và nâng tầm thương hiệu để phát triển bền vững theo xu hướng chung của thế giới.
By Lithaco
Tham khảo thêm :
Lắp đặt điện mặt trời 0 đồng là gì ?
Câu hỏi thường gặp dành cho các chủ nhà máy công nghiệp khi lắp điện mặt trời
Chương trình hỗ trợ cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng