Trình lần cuối cơ chế mới cho điện mặt trời

Bộ công thương buộc phải cơ chế khuyến khích phát triển các Dự án điện mặt trời theo phương án nhất định, trong đó giá Dự án điện mặt trời mặt đất là 1.620 đồng/kWh và Công trình điện mặt trời nổi là 1.758đồng/kWh.

Trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây về hoàn thiện cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, bổ sung sửa đổi cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam, Bộ Công Thương đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam theo giá bán điện cố định (giá FIT).

Cụ thể, những dự án hoặc phần dự án điện mặt trời nối lưới đã được cấp chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại từ 1/7/2019 đến 31/12/2020 được áp dụng hưởng giá ưu đãi 7,09 UScent/kWh, tương đương 1.620 đồng với dự án điện mặt trời mặt đất và 7,69 UScent/kWh, tương đương 1.758 đồng với dự án nối. Mức giá này chưa bao gồm VAT.

Trình lần cuối cơ chế mới cho điện mặt trời

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, giá mua điện theo đề xuất này không ảnh hưởng đến giá bán lẻ điện và giá mua điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Lý giải về phương án này, Bộ Công Thương cho biết nhiều dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và nhà đầu tư bỏ nhiều thời gian, kinh phí hoàn thành các thủ tục quy hoạch, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị xây dựng, thi công các hạng mục phụ trợ và hoàn thành thẩm định thiết kế kỹ thuật. Trong khi đó, các dự án chưa ký được hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN phần lớn là do nguyên nhân khách quan. Nếu những dự án này chuyển sang đấu thầu cạnh tranh có khả năng chậm tiến độ dự án, tăng thời gian, chi phí của nhà đầu tư và giảm hiệu quả dự án.

Ngoài ra, nếu chỉ vì chưa có cơ chế về mua bán điện mà dự án đã được cấp chủ trương đầu tư không được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến cam kết đầu tư của UBND tỉnh, môi trường đầu tư và uy tín chính sách phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Hiện, 36 dự án đã được cấp chủ trương đầu tư với tổng công suất đạt khoảng gần 3.000MW đáp ứng được tiêu chuẩn theo đề xuất nêu trên của Bộ Công Thương.

Trước đó, Bộ Công Thương đã dự thảo 2 phương án giá mua điện trình Chính phủ vào vào 6/2. Phương án 1: những dự án hoặc phần dự án điện mặt trời nối lưới đã ký hợp đồng mua bán điện, đã và đang triển khai thi công xây dựng trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn 1/7/2019 đến 31/12/2020 được áp dụng biểu giá mua điện các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện quy định.

Hiện có 7 dự án đã được ký PPA với tổng công suất khoảng 320 MW và đáp ứng điều kiện dự án đã, đang triển khai thi công xây dựng trước 23/11/2019. Còn lại, phương án 2 là đề xuất Bộ Công Thương vừa lựa chọn để trình Chính phủ.

Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ, phải cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế­ xã hội 10 năm 2021-2030; trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175-195 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2045, đạt khoảng 320-350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỉ KWh.

Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045.

Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105-115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 160-190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 420-460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375-410 kgOE/1.000 USD GDP.

Nguồn: https://tintucvietnam.vn/

Bình luận