Tấm Pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc hưởng lợi từ made in Việt Nam

Thành lập công ty ở Việt Nam - Tấm Pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc hưởng lợi từ made in Việt Nam
Tấm Pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc hưởng lợi từ made in Việt Nam

 

Vinasolar, công ty thuộc sở hữu 100% của doanh nghiệp gốc Trung Quốc

Vinasolar, thuộc sở hữu 100% của Yize New Enegry (có trụ sở tại Thượng Hải), bắt đầu sản xuất tại Việt Nam vào năm 2014, sau khi Mỹ và EU lần đầu tiên áp thuế quan lên các tấm pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất.

Hiện tại, Vinasolar đang đi đầu chuỗi cung ứng và hưởng lợi từ số đơn hàng tăng mạnh trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

“Chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất trong năm nay vì công ty nhận được nhiều đơn hàng từ hơn doanh nghiệp Trung Quốc”, ông Zhang Kai, Phó Tổng giám đốc tại Vinasolar, nói trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng ở Bắc Giang, Việt Nam.

Làn sóng thuế quan lên tấm Pin “made in China” Vinasolar được hưởng lợi?

Cuộc chiến thuế quan liên quan đến pin mặt trời bắt đầu vào năm 2012, khi Mỹ áp thuế lên tới gần 250% đối với pin mặt trời nhập khẩu sau khi một cuộc điều tra cho thấy Bắc Kinh đang trợ cấp để giúp sản phẩm ngập tràn thị trường Mỹ. Về phía Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này của Hoa Kỳ.

Một năm sau, EU tuyên bố áp dụng mức thuế 12% đối với tấm pin mặt trời, tế bào quang điện và tấm wafer từ Trung Quốc.

EU đã chấm dứt lệnh hạn chế trên vào tháng 9 năm ngoái, tuy nhiên các nhà sản xuất tại EU nhận định động thái trên sẽ dẫn đến một “cơn lũ” hàng nhập khẩu giá rẻ trong khối.

Mặc dù vậy, chính phủ Mỹ vẫn không hề lùi bước. Năm 2014, Washington tuyên bố một đợt thuế chống bán phá giá thứ hai lên phần lớn tấm pin mặt trời được sản xuất tại Trung Quốc, theo đó nâng thuế quan từ 27% lên 78%.

Ngoài ra, Mỹ cũng nâng thuế chống trợ cấp từ 28% lên 50% đối với mặt hàng này để bù đắp cho hỗ trợ tài chính mà chính phủ Trung Quốc dành cho các nhà sản xuất trong ngành.

Tháng 2/2018, Washington tiến hành áp thuế quan tự vệ toàn cầu 30% lên toàn bộ tấm pin mặt trời nhập khẩu, ngoại trừ sản phẩm của Canada.

Thực tế đó khiến khối lượng tấm pin mặt trời Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh. Trước đó, doanh nghiệp Trung Quốc vốn đóng vai trò chi phối thị trường tấm pin mặt trời tại Mỹ.

Theo South China Morning Post, Trung Quốc sản xuất 60% tế bào quang điện và 71% tấm pin mặt trời trên toàn thế giới. 6 trong số 10 nhà sản xuất tấm pin mặt trời hàng đầu đều đến từ Trung Quốc.

Tháng 7 và 8/2018, khi ông Trump áp thuế 25% đối với 50 tỉ USD hàng hóa công nghệ của Trung Quốc như một phần của cuộc điều tra Mục 301 về hoạt động sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, tấm pin mặt trời cũng nằm trong danh sách.

Tránh made in China, các doanh nghiệp Trung Quốc: Thành lập công ty ở Việt Nam sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời

Vinasolar được thành lập để trở thành một nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) có trụ sở tại TP HCM.

Công ty bắt đầu sản xuất tấm pin mặt trời cho các hãng lớn tại Trung Quốc, sau đó xuất khẩu thành phẩm sang Mỹ và châu Âu với nhãn hiệu “Made in Vietnam”, nhờ đó tránh thuế quan thành công.

Theo báo cáo của Phòng Thương mại Trung Quốc về Xuất – Nhập khẩu Máy móc và Đồ điện, trong quí I/2019, Việt Nam là điểm đến số một của các tấm pin mặt trời Trung Quốc, chiếm 16,8% tổng sản phẩm năng lượng mặt trời xuất khẩu của Trung Quốc (trị giá 739 triệu USD). Con số này tăng 24.000% so với cùng kì năm ngoái.

Sự gia tăng đáng kinh ngạc trên cho thấy các công ty Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam như một địa điểm “đi vòng” nhằm tránh thuế quan.

Theo đó, doanh nghiệp Trung Quốc bán linh kiện để công ty Việt Nam hoàn thiện, lắp ráp và thay đổi đáng kể hàng hóa nhằm xuất khẩu sang thị trường Mỹ và đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Vinasolar đã hưởng lợi đáng kể trong bối cảnh bối cảnh chiến tranh thương mại.

Hoạt động nhập khẩu của công ty đã tăng trưởng đáng kể và Vinasolar cũng đã phát triển đủ năng lực sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sản phẩm mang logo riêng, mà 70% trong số đó xuất sang Mỹ.

Sau khi tìm hiểu điều kiện sản xuất ở một số quốc gia Đông Nam Á, công ty mẹ Yize New Energy đã chọn Việt Nam vì mức thuế tương đối thấp và vị trí địa lí gần với Trung Quốc, ông Zhang nói. Quyết định này đã gặt hái món lợi rất lớn.

Công ty hiện có khoảng 4.500 nhân viên Việt Nam và 100 nhân viên Trung Quốc. Đội ngũ quản lí hàng đầu đều là người Trung Quốc, mặc dù có một số ít cấp trung là người Việt Nam.

Vinasolar, Asanzo, Big C cho thấy sự khôn khéo của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Fox Business Maria Bartiromo, Trump gợi ý rằng ông có thể áp thuế đối với Việt Nam, vốn được hưởng lợi từ tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.

“Rất nhiều công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời đang chuyển đến Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng tôi thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc. Vì vậy, có một tình huống rất thú vị đang diễn ra ở đó”, Trump nói.

Khi Bartiromo hỏi Trump rằng ông có kế hoạch áp thuế đối với Việt Nam hay không, Trump đã không trả lời trực tiếp câu hỏi, nói rằng: “Chúng ta đang thảo luận với Việt Nam”. Ông tiếp tục mô tả Việt Nam là “kẻ lạm dụng tồi tệ nhất của mọi người” và thề sẽ tăng thuế đối với Trung Quốc một lần nữa nếu không đạt được thỏa thuận thương mại.

Việt Nam là một đối tác thương mại lớn của Mỹ ở châu Á. Thương mại song phương giữa hai nước đã tăng đáng kể kể từ khi quan hệ ngoại giao được khôi phục vào năm 1995, hai thập kỷ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Năm 2017, thương mại của Mỹ với Việt Nam lên tới 58,2 tỷ USD, theo Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ . Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ sang Việt Nam là bông, chip máy tính và đậu nành, trong khi Hoa Kỳ là điểm đến lớn nhất cho hàng hóa Việt Nam, bao gồm cả hàng dệt may và điện tử.

FB: https://www.facebook.com/Lithaco.vn/

 

1 phản hồi

  1. Nguyễn phương Quế viết:

    HÀNG CỦA TÀU CŨNG TỐT THÔI, CHỈ SỢ NHẤT LÀ HÀNG ĐỂU. TỐT MÃ, TỐT NƯỚC SƠN. CÒN RUỘT GAN NÀO AI BIẾT ?

Bình luận